1. Lương cơ sở là gì? Dùng để tính lương cho ai?
Lương cơ sở hiện đang được đề cập đến tại rất nhiều văn bản về cán bộ, công chức, viên chức, các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp bảo hiểm xã hội… Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa cụ thể nào về việc lương cơ sở là gì?
Mặc dù không có định nghĩa cụ thể lương cơ sở là gì nhưng Chính phủ đã có một Nghị định riêng quy định về lương cơ sở. Theo đó, khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP đang đề cập đến lương cơ sở làm căn cứ để tính:
Bạn đang xem: Lương cơ sở là gì? Lương cơ sở khác gì lương tối thiểu vùng?
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Như vậy, mặc dù không có định nghĩa về lương cơ sở nhưng theo quy định trên có thể hiểu lương cơ sở là mức lương thấp nhất dùng để tính lương cho cho các đối tượng:
– Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã.
– Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng nhưng được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Xem thêm : Phí đăng kiểm xe ô tô 4 chỗ là bao nhiêu? [Chi tiết 2024]
– Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế của các Hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an trong công an; người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn và tổ dân phố.
Ngoài tính lương cho các đối tượng trên, lương cơ sở còn được dùng làm căn cứ để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí, các khoản trích và các chế độ theo mức lương cơ sở như các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp, phụ cấp cho người có công với cách mạng…
2. Lương cơ sở hiện nay là bao nhiêu?
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP nêu rõ:
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy, lương cơ sở hiện nay đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng từ 01/7/2019 đến thời điểm hiện nay. Thông thường, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng hằng năm nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức… yên tâm công tác.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn ra trong hai năm 2020 và 2021 nên việc tăng lương cơ sở đã bị lùi. Thậm chí, trong năm 2021 đã có lần Quốc hội chốt tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng nhưng do dịch Covid-19 ảnh hưởng quá nặng nề nên việc tăng lương này đã bị lùi.
Và khi tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát, trong phiên họp Quốc hội ngày 11/11/2022 vừa qua, các đại biểu đã bàn bạc và thống nhất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 (tăng 310.000 đồng/tháng so với hiện nay).
Xem thêm : Đội Thiếu niên Tiền phong mang tên Bác khi nào?
Ngày 14/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP. Trong đó, khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP nêu rõ, lương cơ sở từ 01/7/2023 sẽ là 1,8 triệu đồng/tháng.
3. Lương cơ sở khác gì lương tối thiểu vùng?
Trước đây, trong các văn bản về lương cơ sở, Chính phủ gọi lương cơ sở là mức lương tối thiểu chung.
Tuy nhiên, do bên phía doanh nghiệp ngoài công lập cũng tồn tại khái niệm lương tối thiểu vùng nên để phân biệt và tránh nhầm lẫn, Chính phủ đã thay thế tên gọi lương tối thiểu chung thành lương cơ sở tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 66/2013/NĐ-CP:
2. Mức lương cơ sở quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế mức lương tối thiểu chung quy định tại các văn bản về chế độ tiền lương và các chế độ khác có liên quan đến tiền lương của cơ quan có thẩm quyền.
Vậy hai loại lương này khác gì nhau? Cùng theo dõi sự khác biệt tại bảng dưới đây:
Tiêu chí
Lương cơ sở
Lương tối thiểu vùng
Định nghĩa
Là mức lương thấp nhất để làm căn cứ tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức…
Là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Căn cứ
Nghị định 38/2019/NĐ-CP
Nghị định 38/2022/NĐ-CP
Bộ luật Lao động
Đối tượng hưởng
– Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã.
– Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng nhưng được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Xem thêm : Phí đăng kiểm xe ô tô 4 chỗ là bao nhiêu? [Chi tiết 2024]
– Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế của các Hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an trong công an; người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn và tổ dân phố.
Người lao động trong doanh nghiệp ngoài công lập
Mức lương
1,49 triệu đồng/tháng đến hết 30/6/2023
1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023
Vùng 1: 4,68 triệu đồng/tháng
Vùng 2: 4,16 triệu đồng/tháng
Vùng 3: 3,64 triệu đồng/tháng
Vùng 4: 3,25 triệu đồng/tháng
Ngày tăng
Những năm gần đây thường là 01/7
Những năm gần đây thường là 01/01
Ảnh hưởng
Lương cơ sở tăng => lương cán bộ, công chức, viên chức… tăng theo
Lương tối thiểu vùng tăng => người lao động có mức lương thấp hơn tối thiểu vùng được tăng.
Người lao động còn lại thường không chịu ảnh hưởng của việc tăng lương tối thiểu vùng.
Trên đây là giải đáp về: Lương cơ sở là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp