Thuốc nhỏ mắt V.Rohto nhỏ nhiều sẽ gây tăng nhãn áp? Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh về khả năng có thể gây tăng nhãn áp của thuốc V.Rohto. Theo chỉ định từ nhà sản xuất, sản phẩm thuốc nhỏ mắt V.Rohto không sử dụng cho người mắc bệnh tăng nhãn áp và dị ứng với thành phần của thuốc.
- Khám phá bí quyết tính tháng nhuận, năm nhuận âm lịch siêu chuẩn
- Mang thai 3 tháng đầu ăn dừa được không? [3 lưu ý quan trọng]
- Số 1221 là gì? Của tổng đài nào? Nên làm gì khi nhận được cuộc gọi đến từ đầu số 1221?
- Thần số học – khoa học khám phá bản thân thông qua những con số
- Thắc mắc: Dùng sữa dưỡng thể Vaseline có mọc lông không?
V.Rohto nhỏ nhiều sẽ gây tăng nhãn áp đúng không?
Nhiều người thắc mắc, V.Rohto nhỏ nhiều sẽ gây tăng nhãn áp?
Bạn đang xem: Thực hư: V.Rohto nhỏ nhiều sẽ gây tăng nhãn áp?
Theo các chuyên gia thì hiện vẫn chưa có minh chứng cho việc sử dụng thuốc nhỏ mắt V.Rohto nhỏ nhiều sẽ gây tăng nhãn áp. Bệnh tăng nhãn áp xuất hiện khi người dùng sử dụng sản phẩm thuốc nhỏ mắt thành phần có chứa hoạt chất corticoid trong khoảng thời gian dài.
Nhiều người cho rằng V.Rohto nhỏ nhiều sẽ gây tăng nhãn áp bởi trong thuốc có chứa thành phần Corticoid. Theo thông báo của nhà sản xuất, thuốc nhỏ mắt V.Rohto không chứa thành phần Corticoid.
Thuốc nhỏ mắt V.Rohto được nghiên cứu sản xuất theo công thức tiên tiến, chứa các hoạt chất có tác dụng phòng, ngừa các bệnh về mắt.
Xem thêm : SỮA ĐẬU NÀNH VÀ NGUY CƠ HIẾM MUỘN Ở NAM GIỚI
Công dụng của thuốc nhỏ mắt V.Rohto là giảm mỏi mắt, kết mạc xung huyết, gây ngứa mắt, tạo và giữ độ ẩm cho mắt và phòng tránh mắc bệnh khi bơi lội. V.Rohto hỗ trợ phòng bệnh về mắt khi bơi lội hay do tiếp xúc với môi trường khói bụi, mồ hơi rơi vào mắt. Đồng thời, thuốc nhỏ mắt V.Rohto cung cấp và giữ độ ẩm cho mắt, hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh khô mắt.
- Thành phần của thuốc bao gồm: Tetrahydrozoline Hydrochloride, Dipotassium Glycyrrhizinate, Chlorpheniramine Maleate, Pyridoxine Hydrochloride, Panthenol, Potassium L-Aspartate, Sodium Chondroitin Sulfate.
- Chỉ định sử dụng: Sử dụng cho các tình trạng mỏi mắt, xung huyết kết mạc, các bệnh về mắt do tia UV hay các tia sáng khác tác động gây nên ngứa mắt, viêm mí mắt, cải thiện tình trạng khó chịu do dùng kính tiếp xúc cứng.
- Chống chỉ định: Sản phẩm thuốc nhỏ mắt V. Rohto chống chỉ định cho những người bị tăng nhãn áp và mẫn cảm với các thành phần của thuốc
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc nhỏ mắt V.Rohto phải tuân theo sự hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ và dùng theo đúng liều lượng bác sĩ quy định để đảm bảo tốt nhất chức năng, hiệu quả của thuốc nhỏ mắt đối với người sử dụng.
Vì sao Corticoid có thể gây tăng nhãn áp?
Corticoid là hoạt chất chứa các hormon steroid được tuyến thượng thận tổng hợp đồng thời là chất kháng viêm rất mạnh. Chúng có vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận hư, bệnh về đường miễn dịch và các bệnh về mắt như: viêm kết, dị ứng giác mạc, viêm nội nhãn,…
Chính bởi vậy, hoạt chất Corticoid được sử dụng trong một số loại thuốc nhỏ mắt hiện nay. Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa thành phần Corticoid trong thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, phổ biến như:
- Tăng nhãn áp mãn tính (bệnh cườm nước)
- Đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô)
- Sụp mí.
- Giãn đồng tử.
- Loét thủng giác mạc và củng giác mạc.
Những loại thuốc nhỏ mắt nào gây tăng nhãn áp?
Những loại thuốc có chứa thành phần Corticoid có khả năng gây tăng nhãn áp. Vậy nên, người mắc bệnh không nên sử dụng thuốc nhỏ mắt trị cườm nước nếu sản phẩm đó có chứa hoạt chất Corticoid, cần lưu ý khi mua và sử dụng.
Dưới đây là bảng liệt kê các hoạt chất có trong thành phần của một số loại thuốc nhỏ mắt trên thị trường hiện nay:
Xem thêm : Hướng dẫn soạn bài Những hạt thóc giống tiếng việt lớp 4
Nhóm các loại thuốc nhỏ mắt trên thị trường Tên các hoạt chất Thuốc nhỏ mắt Vitamin Vitamin A, C, B1, B2, B6, E… Thuốc nhỏ mắt trị khô mắt Propylene Glycol, Povidone, Dextran, Polyvinyl Alcohol, NaCMC, Nachlorid… Thuốc nhỏ mắt cường giao cảm, co mạch Phenylephrine, Tetrahydrozoline., Nước nhỏ mắt nhân tạo, chống dị ứng Diphenhydramin, Clorpheniramin, Naphazolin, Antazolin, Emedastin… Thuốc nhỏ mắt chống nhiễm khuẩn thường dùng Kháng sinh Chloramphenicol, Neomycin, Tetracyclin, Azithromycin, Tobramycin, Framycetin, Các dẫn xuất Quinolon, Sulfamid… Thuốc nhỏ mắt chống viêm và dị ứng Corticoid, Dexamethasone, Hydrocortisone, Fluorometholone, Prednisolon, Betamethasone…
Đặc biệt cần chú ý cân nhắc sử dụng đối với các loại thuốc nhỏ mắt có chứa hoạt chất corticoid. Khi sử dụng trong khoảng thời gian dài có thể gây nên tổn thương đối với dây thần kinh thị giác, gây nên tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Nếu không có các biện pháp hỗ trợ tác động và chữa trị kịp thời có thể gây giảm thị lực vĩnh viễn đối với người tiêu dùng sản phẩm.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt cho bệnh nhân tăng nhãn áp
Thuốc nhỏ mắt V.Rohto chống chỉ định cho bệnh nhân tăng nhãn áp, người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc, người bị đau mắt nặng hay đang trong một liệu trình điều trị khác. Do đó, trước khi mua và sử dụng thuốc nhỏ mắt V.Rohto cần đưa ra cho bác sĩ biết các tình trạng sức khỏe của bạn để sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Đặc biệt, khi dùng cần lưu ý dùng đúng liều lượng quy định của bác sĩ. Khi thuốc nhỏ mắt có hiện tượng bị đổi màu không nên tiếp tục sử dụng đồng thời, rửa tay sạch trước khi sử dụng và phải luôn kiểm tra hạn sử dụng thuốc nhỏ mắt trước khi dùng.Trong quá trình sử dụng thuốc nhỏ mắt phải vặn chặt thuốc sau khi dùng để tránh nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài . Ngoài ra, về cách dùng, không nên để mi mắt chạm vào thành miệng lọ nhỏ nhằm tránh nhiễm trùng và làm vẩn đục dung dịch nước nhỏ mắt bên trong lọ bởi do các chất tiết ra từ mắt hoặc do các mầm vi sinh vật phát sinh từ môi trường bên ngoài gây nên.
Trên đây là thực hư những thông tin trong việc sử dụng thuốc nhỏ mắt V.Rohto nhỏ nhiều sẽ gây tăng nhãn áp cho người dùng. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn. Hãy chia sẻ ngay với người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp