Trao đổi với Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Thị Tình – Phó Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Hoa Việt – cho biết, khi giao xe ôtô cho người khác, chủ phương tiện cần xác minh người này có giấy phép lái xe hay chưa.
Bởi lẽ, việc giao xe cho người chưa có giấy phép lái xe không những tiềm ẩn tai nạn giao thông, mà chủ xe còn có nguy cơ gặp phải nhiều rắc rối pháp lý.
Bạn đang xem: Giao xe cho người không có giấy phép lái xe điều khiển, chủ xe và người được giao đều có thể bị phạt
Trước hết nếu người bảo vệ lái xe khi không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt phạt nặng và có thể bị giam xe.
Theo điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), trường hợp không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi điều khiển xe ôtô.
Ngoài ra, nếu cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không xuất trình được giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị phạt về lỗi không có giấy phép lái xe, vừa bị tạm giữ xe theo thủ tục hành chính.
Xem thêm : Các Cung Hoàng Đạo Là Gì? Giải Mã Chi Tiết Bí Mật Về 12 Cung Hoàng Đạo
Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh, cảnh sát giao thông có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.
Không chỉ người lái xe, chủ phương tiện ôtô cũng có thể bị liên đới trách nhiệm. Căn cứ điểm h, khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông”.
Dẫn chiếu đến Khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Như vậy, chủ phương tiện giao xe cho người chưa có giấy phép lái xe điều khiển còn có thể bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Xem thêm : Nước vôi trong là gì? Cách pha nước vôi trong ở nhà đơn giản
Luật sư Nguyễn Thị Tình cho biết thêm, nhiều chủ phương tiện do chủ quan quãng đường ngắn, bảo vệ quen địa hình nên cho rằng sẽ không có vấn đề xảy ra.
Tuy nhiên, nếu bảo vệ không có giấy phép lái xe mà gây tai nạn đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, tình tiết không có giấy phép lái xe sẽ là tình tiết định tội (Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015).
Đây cũng sẽ là tình tiết định khung tăng nặng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Do đó, khi giao xe cho người khác cất giữ, chủ phương tiện cần phải cân nhắc thật kỹ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp