Tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng và phong phú, để có thể phân biệt các loại từ trong tiếng Việt không phải là dễ dàng. Từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái thuộc phạm vi kiến thức lớp 3. Ở trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức về từ chỉ hoạt động là gì?
Khái niệm từ chỉ hoạt động
Từ chỉ hoạt động là những từ dùng để chỉ các hành động vật lý có thiên hướng thể hiện ra bên ngoài. Nói cách khác, những hoạt động có thể quan sát được bằng mắt người sẽ được mô tả bằng từ chỉ hoạt động.
Bạn đang xem: Từ chỉ hoạt động là gì?
Các từ ngữ chỉ hoạt động thường gặp như: khóc, học, đi, viết, nói, cười,… Các từ chỉ hoạt động có các đặc điểm nhận biết sau đây.
+ Trong câu có từ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ xong để thể hiện sự vận động một cách chân thật nhất (khóc xong, học xong,…)
+ Từ chỉ hoạt động thường được xếp vô nhóm ngoại động từ
Ví dụ từ chỉ hoạt động
– Em vừa mới học bài xong (“học bài” là từ chỉ hoạt động)
– Mùa hè nông thôn, trẻ em đi chăn trâu còn người lớn thì gặp lúa (“chăn trâu” và “gặt lúa” là các từ chỉ hoạt động)
– Mẹ đang nấu cơm dưới bếp (“nấu cơm” là từ chỉ hoạt động)
– Em vừa xem phim vừa khóc (“xem phim” và “khóc” là các từ chỉ hoạt động)
Cách phân biệt được từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động
Để có thể dễ dàng phân biệt giữa từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động, chúng ta chủ yếu dựa vào chính các khái niệm từ chỉ trạng thái là gì để xác định và nhận diện chúng. Từ chỉ hoạt động được nhận dạng dễ dàng nhất khi chúng chỉ cùng một chuyển động, nhưng hoạt động của từ dễ nhận biết thông qua các giác quan (thính giác, thị giác, v.v.) còn thông thường từ chỉ trạng thái của vật không được cảm nhận trực tiếp, không tự kiểm soát hay điều khiển và không có biểu hiện bên ngoài. Nắm vững cách phân biệt của 2 loại từ này cùng khái niệm từ chỉ đặc điểm là gì giúp học sinh học tốt môn Văn.
Bài tập về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái
Dạng 1: Tìm từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động
Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau:
a) Con thỏ ăn cà rốt.
b) Đàn hươu uống nước bên sông.
Xem thêm : Hội nghị Ianta 2/1945 không thông qua quyết định nào?
c) Những bông hoa tỏa hương thơm lừng.
Lời giải chi tiết:
Câu a từ “ăn” là từ chỉ hoạt động vì có thể quan sát được bằng mắt.
Câu b từ “ uống” là từ chỉ hoạt động vì đàn hươu có thể tự uống nước
Câu c từ “tỏa” là từ chỉ trạng thái vì hoa không thể tự kiểm soát hành động tỏa hương.
Dạng 2: Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái
Bài 2: Gạch chân từ không cùng nhóm trong mỗi nhóm từ sau:
a/ Anh em, cô dì, chú bác, giúp đỡ, xóm thôn, cánh đồng.
Từ không cùng nhóm: “giúp đỡ” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại chỉ sự vật.
b/ Yêu, nhớ, quên, giận, theo.
Từ không cùng nhóm: “theo” – từ chỉ hoạt động, còn lại là các từ chỉ trạng thái.
c/ Uống, cắt, sen, tham gia, bước
Từ không cùng nhóm: “sen” – từ chỉ sự vật (loài hoa), các từ còn lại chỉ hoạt động.
d/ Cây, lá, cỏ, hoa, sông, lội.
Xem thêm : Thể tích hình hộp chữ nhật Tính thể tích hình hộp chữ nhật
Từ không cùng nhóm: “lội” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại là từ chỉ sự vật.
Bài 3: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ hoạt động, từ nào lag từ chỉ trạng thái?
“buộc, thức, lăn, ngủ, lấp, phát triển, giơ, cắt, bay, nghi ngờ, tưởng tượng, ngồi”
Từ chỉ hoạt động: buộc, lăn, lấp, giơ, cắt, bay, ngồi.
Từ chỉ trạng thái: thức, ngủ, phát triển, nghi ngờ, tưởng tượng.
Dạng 3: Phân biệt các loại từ khác với 2 loại từ trên
Chia các từ sau thành hai nhóm và gọi tên từng nhóm:
“ghét, chơi, cày, cái xô, thương, bán, đọc, đoạn văn, cơn bão, để, trường học, cất, sân trường, hộp bút”
Trả lời:
Trong các từ trên thì:
– Nhóm từ chỉ sự vật: cái xô, đoạn văn, cơn bão, trường học, sân trường, hộp bút
– Nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái: ghét, chơi, cày, thương, bán, đọc, để, cất
Trên đây là nội dung bài viết từ chỉ hoạt động là gì? Hi vọng bài viết này sẽ giúp Quý độc giả củng cố được kiến thức, cảm ơn Quý vị đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp