Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy bị công an giao thông xử lý như thế nào?

Theo quy định, khi điều khiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện) mà trong hơi thở có nồng độ cồn dù ở mức nào cũng có thể bị phạt tiền, kèm theo đó là tước giấy phép lái xe (GPLX) đến 2 năm.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã bổ sung quy định xử phạt đối với các vi phạm của người điều khiển giao thông sử dụng rượu, bia, có nồng độ cồn để thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Theo đó, chỉ cần uống rượu, bia (dù uống ít) có nồng độ cồn điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông cũng bị xử phạt.

Ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt liên quan đến hành vi điều khiển xe máy có nồng độ cồn.

Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

03 mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe máy

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, hành vi điều khiển mô tô, xe máy (gồm cả xe máy điện) mà trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 2-8 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước GPLX từ 10-24 tháng.

Cụ thể, tại Điều 6 của Nghị định này quy định rõ 3 mức xử phạt như sau:

Mức 1, phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 10-12 tháng.

Mức 2, phạt tiền từ 4 đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 16-18 tháng.

Mức 3, phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 22-24 tháng.

Ngoài ra, nếu người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền ở mức “kịch khung”, tức là phạt tiền đến 8 triệu, tước GPLX đến 24 tháng.

Mời độc giả xem thêm:

Các quy định về mức phạt vi phạm nồng độ cồn trong năm 2024

Các quy định về mức phạt vi phạm nồng độ cồn trong năm 2024

Lái xe có thể bị phạt đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 24 tháng nếu điều khiển xe mà nồng độ …

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?

Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100 quy định, tất cả hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe. Thời hạn tạm giữ xe tối đa sẽ là 7 ngày.

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia theo hướng dẫn tại Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020:

Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi)

Ví dụ: chai bia 330ml và nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là:

330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị cồn.

Như vậy, một đơn vị cồn tương đương với:

– 3/4 chai hoặc 3/4 lon bia 330 ml (5%);

– Một chai hoặc một lon nước trái cây/cider/strongbow có cồn loại 330ml (4,5%);

– Một cốc bia hơi 330 ml (4%);

– Một ly rượu vang 100 ml (13,5%);

– Hoặc một ly nhỏ/cốc nhỏ rượu mạnh 40 ml (30%).

Như vậy, chỉ cần uống bất kỳ một lượng nhỏ rượu hoặc bia thôi, thì nhất định, bạn không được điều khiển mô tô, xe máy, kể cả xe máy điện để tránh những vấn đề, sự việc ngoài ý muốn có thể xảy ra.

Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy bị công an giao thông xử lý như thế nào?

Phạt tới 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe có hơi men Phạt tới 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe có hơi men

Để giảm thiểu tai nạn giao thông, Bộ GTVT đang lấy ý kiến sửa đổi Nghị định 46/2016, đề xuất mức phạt cao nhất có …

Hơn 23.000 người điều khiển xe máy tại Hà Nội bị xử phạt chỉ trong một tháng

Sau một tháng tổng kiểm tra xử lý phương tiện, Cảnh sát Giao thông Hà Nội xử phạt hơn 24.500 trường hợp vi phạm, trong …

Mức phạt khi uống rượu, bia điều khiển xe tham gia giao thông là bao nhiêu?

Người dân vi phạm có thể bị phạt 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 24 tháng nếu điều khiển xe ôtô có nồng …