Cập nhật mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2024

Không chỉ tăng cường công tác kiểm tra nồng độ cồn trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, mà ngay cả khi kỳ nghỉ kéo dài 1 tuần kết thúc, lực lượng chức năng vẫn tiếp tục đẩy mạnh xử lý vi phạm nồng độ cồn, góp phần đảm bảo tính an toàn khi tham gia giao thông của người dân, giảm tải bớt các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra do sử dụng bia, rượu vượt mức cho phép khi điều khiển phương tiện.

Do đó, những người có kinh nghiệm lái xe cho rằng, để cuộc vui bên người thân, bạn bè được trọn vẹn hơn, người dân cần nắm rõ quy định của pháp luật về mức xử phạt nồng độ cồn để đảm bảo an toàn đối với bản thân, cộng đồng cũng như tránh được mức phạt tài chính lên tới hàng chục triệu đồng khi tham gia giao thông.

Cập nhật mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2024.

Cập nhật mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2024. Ảnh: Internet

Theo quy định mới nhất được cập nhật tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP), mức xử phạt hành chính nồng độ cồn đối với xe máy và ô tô sẽ từ 2 – 40 triệu đồng, tùy thuộc loại phương tiện cũng như nồng độ cồn được đo trên 100 mililít máu hoặc 1 lít khí thở.

Cụ thể như sau:

STT​ Nồng độ cồn trong máu/ khí thở Mức phạt hành chính (VNĐ) Mức phạt bổ sung (nếu có) Đối với ô tô 1 Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

6.000.000 – 8.000.000

(Điểm c khoản 6 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

(Điểm e khoản 11 Điều 5)

2 Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

16.000.000 – 18.000.000

(Điểm c khoản 8 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

(Điểm g khoản 11 Điều 5)

3 Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

30.000.000 – 40.000.000

(Điểm a khoản 10 Điều 5)

Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

(Điểm h khoản 11 Điều 5)

Đối với xe máy 1 Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

2.000.000 – 3.000.000

(Điểm c khoản 6 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

(Điểm đ khoản 10 Điều 6)

2 Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

4.000.000 – 5.000.000

(Điểm c khoản 7 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

(Điểm e khoản 10 Điều 6)

3 Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

6.000.000 – 8.000.000

(Điểm e khoản 8 Điều 6)

Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

(Điểm g khoản 10 Điều 6)

* Ngoài phạt hành chính và tịch thu giấy phép lái xe, vi phạm nồng độ còn có thể bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày.

Xem thêm: Tổng hợp 40 lỗi giao thông thường gặp và mức phạt mới nhất hiện nay