Để hạn chế những hậu quả do hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn gây ra, từ năm 2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong đó sửa đổi, bổ sung các quy định về mức phạt đối với người điều khiển xe sử dụng rượu, bia. Tuy nhiên, không ít người đến nay vẫn chưa nắm rõ hoặc nhầm lẫn, hiểu sai về những quy định mới này.
- Bài văn mẫu nghị luận xã hội về cách vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống
- Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Địa hình và khí hậu Đà Lạt có gì khác biệt?
- Chỉ thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Chỉ thị?
- Ngày Valentine đen 14/4 là ngày có ý nghĩa gì?
- Cá diêu hồng bao nhiêu calo? Ăn có bị tăng cân không?
Đặc biệt với những người điều khiển xe máy điện. Không ít trường hợp vi phạm nồng độ cồn, khi bị xử phạt vẫn tỏ ra bất ngờ vì không nghĩ mức phạt đối với người điều khiển loại phương tiện này lại cao đến vậy.
Bạn đang xem: Lái xe máy điện vi phạm nồng độ cồn vẫn bị phạt nặng
Lái xe máy điện vi phạm xử phạt như xe máy
Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định, nghiêm cấm các hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Đối với người vi phạm, căn cứ xử phạt lỗi này quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Theo đó, Nghị định mới nêu rõ, xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm nồng độ cồn. Cụ thể như sau:
Xem thêm : [Review 2024] Kem chống nắng Skin1004 Madagascar Centella Air-Fit có tốt không?
– Phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 10 – 12 tháng.
– Phạt tiền từ 4 – 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 16 – 18 tháng.
– Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Lái xe đạp vi phạm nồng độ cồn vẫn bị phạt
Mới đậy, vụ việc một người phụ nữ ở Yên Châu, Sơn La bị lực lượng chức năng phạt 80.000 đồng và giữ xe đạp 7 ngày vì lái xe khi trong hơi thở có nồng độ cồn đang khiến dư luận xôn xao. Xét ở khía cạnh hiểu biết luật, trường hợp này cũng là một điển hình cho thấy, không chỉ những người đi xe máy điện, nhiều người sử dụng xe đạp, xe đạp điện hiện nay cũng không nắm rõ những quy định về xử phạt đối với lỗi vi phạm nồng độ cồn. Thậm chí, không ít người còn giữ suy nghĩ, khi điều khiển xe đạp sẽ không bị phạt vì lỗi này.
Xem thêm : Mua xe cũ khác tỉnh có đổi biển số không? Thủ tục như thế nào?
Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện). Cụ thể như sau:
– Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.
– Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.
– Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt 400.000 – 600.000 đồng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp