Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là quá trình Ngân hàng Trung Ương tác động làm thay đổi cung tiền với mục đích tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Chính sách này có tác động rộng rãi đến nhiều yếu tố như giá cả, lãi suất, nhu cầu tiêu dùng,…
Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.
Bạn đang xem: Chính sách tiền tệ là gì? Tầm quan trọng của chính sách tiền tệ đối với một quốc gia
Phân loại về chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ mở rộng
Chính sách tiền tệ mở rộng là quá trình ngân hàng trung ương bơm cung tiền ở mức lớn hơn bình thường để thúc đẩy kinh tế. Từ đó lãi suất giảm xuống, dẫn đến tăng tổng cầu, thúc đẩy chi tiêu và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện 1 trong 3 cách hoặc đồng thời 2 hoặc 3 cách sau đây cùng 1 lúc:
- Mua vào trên thị trường chứng khoán
- Giảm mức dự trữ bắt buộc
- Giảm lãi suất chiết khấu
Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Vì vậy chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái.
Chính sách tiền tệ thu hẹp
Chính sách tiền tệ thu hẹp là quá trình ngân hàng trung ương giảm cung tiền nhằm mục đích kiềm chế lạm phát. Khi đó, lãi suất tăng cao, cá nhân và các tổ chức dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư, làm tổng cầu giảm xuống, khiến mức giá chung cũng giảm xuống. Chính sách tiền tệ thu hẹp được áp dụng khi nền kinh tế của quốc gia có sự phát triển thái quá và lạm phát ngày càng gia tăng. Vì vậy chính sách tiền tệ thu hẹp đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.
Để thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp, Ngân hàng Trung ương thường áp dụng các biện pháp như sau để làm giảm mức cung tiền:
- Bán ra trên thị trường chứng khoán
- Tăng mức dự trữ bắt buộc
- Tăng lãi suất chiết khấu
Xem thêm : [Review] Serum The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1% trị thâm mụn có hiệu quả không?
Tùy vào tình hình hoạt động của nền kinh tế cũng như các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo từng thời kỳ phát triển, mà Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện 1 trong 2 chính sách tệ tiền nói trên nhằm mục tiêu mang đến sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước.
Mục tiêu mà chính sách tiền tệ hướng tới là gì?
Dù thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp, thì mục đích cuối cùng đều hướng tới ổn định giá thị trường, kiểm soát lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định và phát triển nền kinh tế.
Ổn định giá thị trường
Ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ, nhằm loại bỏ vấn đề biến động giá. Nó còn giúp Nhà nước hoạch định các mục tiêu phát triển kinh tế một cách hiệu quả. Giá cả ổn định sẽ tạo môi trường đầu tư an toàn, ổn định. Điều này hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, giúp thu hút thêm nguồn vốn vào nền kinh tế, tạo điều kiện cho việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
Kiểm soát lạm phát
Lạm phát là tình trạng giá hàng hóa chung tăng cao và đồng tiền bị giảm giá trị. Điều này khiến việc trao đổi hàng hóa trong nước và trao đổi hàng hóa với quốc tế trở nên khó khăn. Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ để bình ổn giá cả hàng hóa, giá cả thị trường, từ đó kiểm soát được lạm phát.
Tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế. Dựa vào sự điều chỉnh khối lượng cung tiền, chính sách này tác động tới lãi suất và tổng cầu. Từ đó gia tăng đầu tư, tăng sản lượng chung và tăng GDP. Đây chính là dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp
Tạo ra công ăn việc làm là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ tác động làm tăng cung tiền, giúp mở rộng quy mô của nền kinh tế. Các doanh nghiệp tăng cường sản xuất nên cần nhiều nhân công hơn, từ đó tạo nhiều việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp giảm đồng nghĩa phải chấp nhận việc gia tăng tỷ lệ lạm phát.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải kết hợp hiệu quả các công cụ tiền tệ để kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp không vượt mức cho phép, đồng thời đảm bảo nền kinh tế ổn định và tăng trưởng.
Chính sách tiền tệ bao gồm những công cụ nào?
Tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho Ngân hàng thương mại theo các hình thức như: chiết khấu giấy tờ có giá; cho vay trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
Xem thêm : Tên của hội đồng bảo an liên hợp quốc tiếng anh là gì? – Luật ACC
Ưu điểm của công cụ tái cấp vốn là các khoản cho vay của Ngân hàng Nhà nước đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá vì chúng có khả năng tự thanh toán. Đồng thời công cụ tái cấp vốn có tính chất chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước bị thụ động khi cung ứng tiền tệ, vì việc vay hay không vay nằm ở Ngân hàng thương mại.
Lãi suất
Lãi suất là công cụ linh hoạt, được Ngân hàng Nhà Nước sử dụng phổ biến để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và quy định lãi suất cơ bản. Việc công bố lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là cơ sở cho các ngân hàng thương mại xác định lãi suất cho vay. Từ lãi suất này sẽ tác dụng điều chỉnh lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của các Ngân hàng thương mại.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa sức mua nội tệ và sức mua ngoại tệ. Nó tác động đến xuất nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ và dự trữ ngoại tệ. Về bản chất thì đây không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì không tác động làm thay đổi lượng cung tiền. Tuy nhiên, nó lại là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh tỷ giá hối đoái khi muốn điều chỉnh lượng cung tiền bằng ngoại tệ:
- Để tăng cung tiền bằng ngoại tệ: NHNN giảm tỷ giá hối đoái bằng cách mua vào giấy tờ có giá của các Ngân hàng thương mại bằng ngoại tệ
- Để Giảm cung tiền bằng ngoại tệ: NHNN tăng tỷ giá hối đoái bằng cách bán giấy tờ có giá cho các Ngân hàng Thương mại và thu ngoại tệ.
Nghiệp vụ thị trường mở
Là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua hoặc bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Giúp điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, làm ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại. Từ đó tác động lên khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng dẫn đến làm tăng (trong trường hợp mua) hay giảm (trong trường hợp bán) khối lượng tiền tệ.
Tầm quan trọng của chính sách tiền tệ với nền kinh tế
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế. Chính sách này góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả hàng tiêu dùng, ổn định được thị trường vàng, thị trường ngoại hối,… từng bước giúp phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế. Ngoài ra, đây cũng là công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được hoạt động của các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng trên toàn quốc.
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng góp phần vào việc ổn định và tăng trưởng kinh tế. Bài viết trên đây của ZaloPay đã chia sẻ chi tiết về chính sách tiền tệ là gì, công cụ của chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách này trong nền kinh tế. Nếu còn thắc mắc bất kỳ vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp