Kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của một quốc gia do đó hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy Quản lý nhà nước về kinh tế là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết sau đây.
Quản lý nhà nước về kinh tế là gì?
Quản lý nhà nước về kinh tế là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tác động lên nền kinh tế một cách có hệ thống và tổ chức thông qua pháp luật cùng hệ thống các chính sách nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Bạn đang xem: Quản lý nhà nước về kinh tế là gì?
Một quốc gia có nhiều lĩnh vực quản ý bao gồm chính trị, kinh tế văn hóa xã hội… Trong đó kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng nên hoạt động quản lý kinh tế được quan tâm đặc biệt. Quản lý nhà nước về kinh tế là một dạng của quản lý xã hội của nhà nước, và hoạt động quản lý này rất phức tạp, bởi phạm vi và đối tượng của hoạt động quản lý là toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong toản bộ nền kinh tế – xã hội.
Hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện ở trong chính quốc gia mình và cả hoạt động kinh tế đối ngoại như các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài, các hàng hóa xuất nhập khẩu từ nước ngoài, thẩm định các công nghệ thiết bị nhập khẩu.
Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, nghĩa là quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo mà nhà nước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
Xem thêm : Viết phương trình điện li Fe(OH)3, Fe(OH)3 là chất điện li mạnh hay yếu?
Như vậy nội dung trên đã giải thích được khái niệm Quản lý nhà nước về kinh tế là gì?
Mục tiêu quản lý Nhà nước về kinh tế
Như đã đề cập ở trên thì quản lý nhà nước về kinh tế là hoạt động vô cùng quan trọng đối với các quốc gia. Quản lý kinh tế hiệu quả giúp nhà nước đạt được những mục tiêu đề ra, thông thường các mục tiêu của quản lý kinh tế bao gồm:
– Quản lý Nhà nước về kinh tế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững không gặp phải những biến động xấu, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh cao. Từ đó dần đưa đất nước dần thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu đảm bảo cho cuộc sống người dân được ấm no hạnh phúc. Tránh những cuộc khủng hoảng thiếu hoặc thừa, lạm phát, duy trì mức lạm phát ở mức một con số.
Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ thất nghiệp.
Để đạt được những mục tiêu đề ra Nhà nước phải chú trọng: thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động. Ổn định kinh tế vĩ mô, tích luỹ từ nội bộ kinh tế kìm hãm lạm phát, tích cực huy động các nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu và đảm bảo các quan hệ kinh tế quốc tế. Tạo lập những điều kiện vững chắc về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Xem thêm : Có thai ăn rau muống được không?
– Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế được phát triển bên vững, hạn chế và xóa bỏ những khiếm khuyết của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả bằng việc hạn chế ảnh hưởng của độc quyền, tình trạng vô chính phủ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường…
Ví dụ trong hoạt động chống độc quyền của nền kinh tế nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình để tạo ra một môi trường lành mạnh để các chủ thể phát triển kinh tế bằng cách thực hiện các chính sách, quy định pháp luật đối với hành vi độc quyền, phá giá…. Còn đối với những hoạt động tiêu cực bên ngoài cũng dẫn đến không hiệu quả của hoạt động thị trường như ô nhiễm nguồn nước và không khí, khai thác đến cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.. và đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp. Vì vậy Nhà nước phải sử dụng đến luật pháp để ngăn chặn những tác động tiêu cực đó.
– Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm mục tiêu để giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh đó là giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế. Qúa trình vận hành của nền kinh tế không thể tránh khỏi những yếu tố tiêu cực nảy sinh làm cho nền kinh tế kém ổn định và bền vững nếu không thực hiện quản lý, loại bỏ những yếu tố đó.
Từ những mục tiêu quản lý nhà nước về kinh tế ta có thể nhận thấy nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế, dù không can thiệp trực tiếp nhưng nhà nước với những chính sách hoạch định để dẫn dắt triển khai các kế hoạch nhằm mục đích quản lý nền kinh tế hiệu quả, phát triển bền vững đảm bảo bảo cho người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn và đất nước ngày càng phát triển.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Quản lý nhà nước về kinh tế là gì? Khách hàng tham khảo thông tin bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp