Những điều người hiến thận cần biết trước khi quyết định hiến tạng

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video muốn hiến thận thì phải làm sao

So sánh với các phương pháp điều trị thay thế thận suy truyền thống như lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng, bệnh nhân ghép thận có chất lượng cuộc sống tốt hơn, ít gặp các biến chứng nguy hiểm và không quá phụ thuộc vào bệnh viện. Song song với việc chăm sóc cho bệnh nhân ghép thận, việc theo dõi và quản lý người hiến thận cũng là một vấn đề cần đặt ra khi số lượng ca cấy ghép từ người cho sống ngày một gia tăng. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cần thiết để người có dự định hiến thận nắm được rõ hơn về việc làm mang đầy ý nghĩa nhân văn này.

Những điều người hiến thận cần biết trước khi quyết định hiến tạng

1. Ai là người có thể hiến thận?

Để biết mình có thể hiến thận được hay không, bạn có thể tìm đến ngân hàng hiến tạng Quốc gia để được thăm khám và tư vấn. Về cơ bản, nếu bạn là người có sức khỏe bình thường, có nguyện vọng hiến tặng thì đều có thể đăng kí hiến mô tạng (trong đó bao gồm thận). Với cấu trúc giải phẫu của một người bình thường có 2 thận, việc hiến tặng một quả thận cho người bệnh là dễ dàng hơn so với việc hiến tặng các bộ phận khác của cơ thể như: tim, gan, chi thể…

Những điều người hiến thận cần biết trước khi quyết định hiến tạng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc hiến tặng có thể không được đặt ra nếu bạn gặp phải những vấn đề sau:

  • Người có 1 thận duy nhất còn chức năng (bao gồm cả những trường hợp 1 thận bẩm sinh, thận móng ngựa, đã bị cắt 1 thận do bất kì nguyên nhân gì).
  • Người đang có bệnh thận mạn tính từ trước (chức năng thận đang bị suy giảm) cũng không nên hiến thận
  • Những người đang mắc các bệnh lý truyền nhiễm như viêm gan B, C, HIV… không được khuyến khích hiến thận do chức năng thận ghép có thể bị ảnh hưởng khi cấy ghép lên cơ thể người bệnh, hoặc lây truyền các bệnh này cho người nhận thận.
  • Các bệnh nhân đang có bệnh lý nền mạn tính như Đái tháo đường chưa kiểm soát tốt, suy tim nặng, bệnh phổi mạn tính có chức năng thông khí không đảm bảo cho thủ thuật gây mê, ung thư, người quá nhiều tuổi… cũng không nên hiến thận.
  • Những người chưa đủ độ tuổi pháp lý (dưới 18 tuổi) không được hiến thận.

2. Những việc cần làm trước khi hiến thận?

Trước khi tiến hành phẫu thuật tiến hành hiến thận, người hiến thận cũng cần được trải qua một đợt xét nghiệm sàng lọc toàn diện để đánh giá thận của mình có phù hợp với người nhận thận hay không, đồng thời phát hiện những bất thường cần được điều chỉnh trước khi ca ghép thận diễn ra. Người hiến thận cũng được tư vấn đầy đủ các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong và sau mổ hiến thận.

Những điều người hiến thận cần biết trước khi quyết định hiến tạng

Điều này là cần thiết vì thực tế cũng giống như tất cả các phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt thận cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định cho người hiến tặng như: sốc phản vệ với thuốc gây mê, tai biến trong mổ, mất máu sau mổ… Tuy nhiên, ngày nay do có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật, các biến chứng này rất hiếm khi xảy ra và trong trường hợp xảy ra, thường được phát hiện kịp thời và xử lý tức thì, ít để lại di chứng trầm trọng về sau này.

Gọi 1900 3367 để được tư vấn và đặt lịch khám, xét nghiệm tại bệnh viện tuyến trung ương hoặc tải ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi để đặt lịch chủ động hơn!

3. Sức khỏe bản thân sau khi hiến thận có bị ảnh hưởng không?

Quan niệm người hiến thận sau khi hiến tặng 1 quả thận không có ảnh hưởng gì về mặt sức khỏe là HOÀN TOÀN SAI LẦM. Thực tế, sau khi trải qua phẫu thuật ghép thận, thận còn lại của người hiến sẽ phải hoạt động và làm việc với cường độ gấp đôi lúc trước để gồng gánh cơ thể, do đó, người hiến thận cũng có nguy cơ suy giảm chức năng thận về sau này.

Đó là lí do những người trải qua phẫu thuật này vẫn phải đi khám định kỳ để kiểm tra, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh, ăn giảm đạm, uống đủ nước, tránh lao động làm việc nặng. Tuy nhiên, quá trình suy giảm này có thể diễn ra trong thời gian hàng chục năm và rất ít trường hợp người hiến thận cần đến các biện pháp điều trị thay thế thận suy. Do đó, người hiến thận tuy không được chủ quan nhưng mặt khác không cần quá lo lắng và sợ hãi trước vấn đề này.

4. Những lời khuyên của bác sĩ đối với người hiến thận

Bệnh thận mạn tính đang là một vấn đề có tính chất toàn cầu. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, số người mắc căn bệnh này cần đến điều trị thay thế thận suy đã lên đến con số hàng triệu người. Ghép thận là phương pháp mang lại “cuộc sống mới” cho những người bệnh đang đứng bên bờ vực của sự kiệt quệ, suy mòn bởi các biến chứng mà căn bệnh này gây ra.

Những điều người hiến thận cần biết trước khi quyết định hiến tạng

Và như câu nói “Cho đi là còn mãi”, hiến thận là một hành động cao thượng và tốt đẹp, giúp cho nhiều bệnh nhân trở lại và đóng góp nhiều hơn cho cuộc sống. Cùng với mạng lưới các bệnh viện phẫu thuật ghép thận ngày càng được mở rộng, rất cần những trái tim ấm áp và giàu tình người, sẵn sàng chia sẻ một phần cơ thể của bản thân với người bệnh. Việc thăm khám định kì sẽ giúp người hiến thận tránh được những biến chứng nguy hiểm và có cuộc sống gần như bình thường sau phẫu thuật, tạo nên một tấm gương tốt để số người bệnh được cứu chữa ngày một nhiều thêm.

Nếu có nguyện vọng hiến tặng, bạn có thể tìm đến các trung tâm điều phối và ghép tạng Quốc Gia để được tư vấn cụ thể hơn.