Tháng nhuận của năm 2023 rơi vào tháng 2 âm lịch. Như vậy năm 2023 sẽ có hai tháng 2 âm lịch.
- Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục
- 5 loại giấy tờ mua đất cần chuẩn bị trước khi giao dịch
- Thắc mắc đeo gen bụng có giảm eo không và mỡ bụng không?
- Hiện tượng giao thoa ánh sáng & ứng dụng của nó trong cuộc sống
- Năng lực cạnh tranh (Competitiveness) là gì? Các cấp độ năng lực cạnh tranh
Ảnh minh hoạ
Bạn đang xem: Vì sao năm 2023 có tới hai tháng 2 âm lịch?
Mặc dù dương lịch (lịch Gregory) đã được áp dụng rộng rãi nhưng ảnh hưởng của lịch cổ (hay gọi là âm lịch) vẫn rất sâu rộng đối với người phương Đông. Âm lịch được dùng xác định các ngày đầu tháng, ngày Rằm, các ngày lễ, Tết, Trung thu…
Nhiều người thắc mắc tại sao lại có năm nhuận âm lịch và làm thế nào để biết tháng nhuận rơi vào tháng mấy?
Xem thêm : Những bài thơ hay ngày 20/11 dành tặng thầy cô
Theo cách tính của lịch âm, một tháng có 29,53 ngày, nên một năm âm lịch sẽ làm tròn là 354 ngày, ít hơn dương lịch 11 ngày. Vậy 3 năm sẽ ít hơn 33 ngày, thời gian này sẽ tích lũy thành một tháng.
Sau 3 năm tính theo âm lịch sẽ có một tháng dư. Tháng dư được thêm vào năm nhuận được gọi là tháng nhuận, để cân bằng thời gian giữa năm âm lịch và dương lịch.
Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn sẽ chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Vì vậy, muốn tính năm nhuận chúng ta chỉ cần lấy năm dương lịch chia cho 19. Nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó nhuận theo âm lịch. Ví dụ, 2023 chia 19 sẽ ra số dư là 9, như vậy năm âm lịch tương ứng của nó – Quý Mão là năm nhuận.
Về cách tính tháng nhuận âm lịch – tức là tháng được lặp lại để năm nhuận có 13 tháng. Theo các chuyên gia, tháng nào không có Trung khí thì tháng đó có thể dùng làm tháng nhuận.
Xem thêm : Găm bi là gì? Găm bi bao lâu thì lành và rủi ro có thể gặp phải?
Trung khí là khái niệm rút ra từ quy luật chuyển động của trái đất và mặt trời. Theo đó, người ta chia đường đi của mặt trời giữa các chòm sao (gọi là hoàng đạo) ra 12 khoảng cách đều nhau tương ứng thời gian 1 tháng gọi là 12 cung hoàng đạo và quy định rằng mặt trời cứ đi vào nửa cung hoàng đạo thì có một tiết tương ứng. Lúc mặt trời bắt đầu đi vào đến cung hoàng đạo gọi là Trung khí (trung có nghĩa là ở giữa). Còn lúc mặt trời tối giữa cung hoàng đạo gọi là Tiết khí (tiết có nghĩa là ngăn).
Như vậy, một năm có 12 Trung khí (Xuân phân, Cốc vũ, Tiểu mãn, Hạ chí, Đại thử, Xử thử, Thu phân, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đông chí, Đại hàn, Vũ thủy) và 12 Tiết khí (Thanh minh, Lập hạ, Mang chủng, Tiểu thử, Lập thu, Bạch lộ, Hàn Lộ, Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn, Lập xuân, Kinh trập).
Trong một năm nhuận âm lịch, nếu có một tháng không có ngày Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có ngày Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận. Tháng đầu năm (tháng Giêng) và tháng cuối năm (tháng Chạp) không bao giờ được lấy làm tháng nhuận âm lịch.
Do năm nay tháng 2 âm lịch thỏa mãn các điều kiện trên, nên theo quy ước được lặp lại làm tháng nhuận.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp