Cập nhật vào 25/06
Quả lặc lè hay còn gọi là lặc lày, mướp rừng… được nhiều người yêu thích bởi hương vị thanh mát, giúp giải nhiệt hiệu quả. Bạn có thể chế biến quả lặc lè thành các món ăn hấp dẫn như: lặc lè xào thịt bò, lặc lè luộc…
Quả lặc lè là quả gì? Nguồn gốc cây lặc lè
Quả lặc lè là quả gì?
Quả lặc lè có tên khoa học là Cardiopteris quinqueloba Hassk. Trong dân gian tên gọi khác của quả lặc lè là lặc lày, mướp Mường, mướp rừng, bầu rắn. Lặc lè có hai loại, một loại quả ngắn chừng 10-15cm, ăn ngọt và mềm hơn so với quả dài, còn quả dài nhìn giống như những con rắn buông mình xuống từ giàn cây râm mát, còn gọi là mướp rắn. Vỏ ngoài có sọc xanh trắng gần giống với dưa gang.
Bạn đang xem: Quả lặc lè là quả gì? Quả lặc lè ăn như thế nào?
Quả lặc lè mọc trên thân cây thảo dạng leo, nhiều nhánh. Thân cây mềm, vỏ thân màu lục nhạt, nhẵn nhụi, chứa nhiều dịch nhầy tương tự như sữa. Cây có lá hình trái tim nguyên vẹn hoặc đôi khi chia làm 3 – 5 thùy. Hoa lặc lè ra nhiều vào tháng 9 – 11 dương lịch và cho trái thu hoặc khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
Xem thêm:
Quả thốt nốt ăn như thế nào? Tác dụng của quả thốt nốt
Quả sấu và những công dụng tuyệt vời
Quả lặc lè ăn sống được không?
Câu trả lời là có, bạn có thể rửa sạch và ăn sống lặc lè hoặc sử dụng quả này để làm nộm, salad, nước ép uống. Tuy nhiên khi được nấu chín thì hương vị lặc lè sẽ ngon và bớt mùi hăng hơn.
Nguồn gốc của cây lặc lè
Cây lặc lè được trồng ở các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Lào hay Ấn Độ. Tại nước ta thì cây lặc lè ban đầu phân bố nhiều ở vùng núi Tây Bắc, nơi tập trung dân tộc Thái, Mường và các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn… Tuy nhiên hiện nay, giống cây lặc lè tương đối phổ biến và trồng nhiều ở các vùng miền xuôi.
Thành phần dinh dưỡng trong quả lặc lè
Theo nghiên cứu thì 100g quả lặc lè chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:
- Calo: 86,2 kcal
- Tổng chất béo: 3,9 g
- Chất béo bão hòa: 0,5 g
- Tổng lượng carbohydrate: 12,5 g
- Natri: 33 mg
- Kali: 359,1 mg
- Chất xơ: 0,6 g
- Protein: 2 g
- Cholesterol: 0 mg
Lặc lè còn chứa các hợp chất vi lượng quan trọng như vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin E và khoáng chất và một loạt các hợp chất thực vật như phenolics và cucurbitacin.
Kinh nghiệm chọn mua quả lặc lè ngon
Bạn nên chọn những quả lặc lè có cuống còn xanh tươi, vỏ có màu xanh đậm, bóng láng và ít vết nám đen, những quả này thường đặc ruột, giòn và ngọt.
Không nên chọn những quả quá non hay quả già vì nếu quả non ăn sẽ không được thơm và ngọt như quả vừa, còn quả già hay chớm già thì lại nhiều xơ, dai. Bạn nên tránh những mướp bị héo, những quả phần cuống mềm mềm và ngả màu vàng.
Quả lặc lè có tác dụng gì?
Quả lặc lè có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, dưới đây là những công dụng của quả lặc lè bạn có thể tham khảo:
Tốt cho tim mạch
Lặc lè không chứa cholesterol xấu, nhờ đó ăn lặc lè thường xuyên sẽ giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim. Ăn lặc lè giúp cải thiện lưu thông máu đến tim, đảm bảo hoạt động tối ưu của cơ tim.
Ngăn chặn ung thư
Lặc lè chứa nhiều chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của bạn, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự đột biến của tế bào dẫn đến ung thư. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ăn lặc lè có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi, ung thư ruột kết và ung thư khoang miệng.
Giúp ngủ ngon hơn
Hàm lượng vitamin B6 hoặc pyridoxine có trong nước ép lặc lè rất có lợi trong việc theo dõi các chức năng của não. Bởi vậy trong trường hợp mất ngủ hoặc thiếu ngủ trầm trọng, uống 1 ly nước ép lặc lè có thể làm giảm hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh và thúc đẩy giấc ngủ ngon.
Cải thiện tầm nhìn
Xem thêm : Visa d4 Hàn Quốc là gì? Cách lấy visa D4 Hàn không lo trượt
Lặc lè chứa nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa flavonoid như beta carotene, lutein và xanthin, tất cả đều giúp cải thiện tầm nhìn và ngăn chặn các vấn đề như đục thủy tinh thể hoặc bệnh tăng nhãn áp.
Giảm bệnh hen suyễn
Ăn lặc lè thường xuyên có thể cải thiện bệnh hen suyễn của bạn và giảm mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công, bởi vì ngoài các chất chống oxy hóa, trong vỏ cũng chứa rất nhiều vitamin C.
Ngăn ngừa ho và cảm lạnh
Các chất chống oxy hóa và vitamin C trong lặc lè cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch nói chung của bạn, bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng và ngăn cản bạn bị cảm lạnh hoặc ho.
Tăng cường xương
Vỏ quả lặc lè rất giàu vitamin K và folate, là một loại Vitamin B. Cả hai chất dinh dưỡng cải thiện sức khỏe của xương bằng cách tăng cường xương, tăng mật độ của chúng và ngăn ngừa các tình trạng như loãng xương.
Làm đẹp da
Trong quả lặc lè có chứa vitamin B giúp ngăn chặn da lão hóa. Và vitamin C giúp làn da trắng hơn, loại trừ vết nám, làm cho da tinh khiết, mềm mỏng,
Giúp giảm cân hiệu quả
Quả lặc lè 90% là nước, lượng calo ít do vậy đây là thực phẩm rất phù hợp với những người đang mong muốn giảm cân.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Trong lặc lè cũng chứa rất nhiều chất xơ nên cực tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Khi ăn lặc lè, bạn sẽ giảm được nguy cơ táo bón, đầy hơi và chữa lành các vết loét dạ dày tá tràng.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung lặc lè thường xuyên vào chế độ ăn uống của mình. Chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, lặc lè sẽ kiểm soát sự hấp thụ đường trong ruột non, từ đó điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn.
Làm đẹp tóc
Với những ai bị khô da đầu hoặc ngứa, tóc xơ khô thì có thể sử dụng vỏ quả lặc lè đem đun sôi, lấy chất nhầy trong suốt từ quả tiết ra rồi thoa lên tóc và da đầu để 5 – 10 phút rồi gội lại với nước sạch. Sau 2 – 3 lần thực hiện bạn sẽ thấy tình trạng ngứa và khô da đầu được giảm đáng kể, tóc cũng đỡ khô xơ hơn.
Cách chế biến món ăn từ quả lặc lè
Lặc lày luộc
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 300 – 400g quả lặc lè
- 100g muối lạc
- 1 thìa bột ngọt
Cách chế biến:
Lặc lè rửa sạch, để nguyên quả. Bắc nồi nước đun sôi thì cho lặc lè vào luộc trong khoảng 5 – 10 phút. Cho 1 thìa bột ngọt vào để món ăn được ngon hơn.
Khi lặc lè chín thì vớt ra đĩa để nguội, sau đó dao hoặc kéo cắt chéo thành từng miếng vừa ăn. Nên chấm cùng muối lạc sẽ ngon hơn.
Xem thêm : Bật mí 3 cách bảo quản bánh tráng phơi sương không bị mốc cứng
Lặc lè xào tỏi
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 400 – 500g quả lặc lè
- 1 củ tỏi đập dập, băm nhỏ
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ
- Gia vị: 1 thìa dầu hào, 1 thìa mắm, 2 thìa dầu ăn, 1 thìa bột ngọt, 1/3 thìa tiêu
Cách làm:
Lặc lè rửa sạch, nên cạo mỏng vỏ rồi cắt mướp thành những miếng dài. Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 thìa dầu ăn và phi thơm phần tỏi băm. Sau đó, bạn cho lặc lè vào xào với lửa to khoảng 3 phút, nêm 1 thìa bột ngọt, 1/3 thìa tiêu, 1 thìa dầu hào. Sau khi đã thấy mướp đã mềm thì bạn thêm vào 1 thìa nước mắm, xào thêm khoảng 1 phút nữa rồi cho hành lá vào, nêm nếm vừa ăn và tắt bếp.
Lặc lè nhồi thịt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 400g quả lặc lè, nên chọn những quả hơi to một chút.
- 200 – 300g thịt lợn xay (thịt nạc kèm ít mỡ)
- 6 cây nấm hương, ngâm nở
- 3 – 4 tai mộc nhĩ ngâm nở
- Gia vị: mắm, hạt tiêu, hạt nêm…
Cách chế biến:
Quả lặc lày rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và cắt ngang đôi quả. Móc hết phần ruột. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái nhỏ. Hành để nguyên lá dài và đem nhúng qua nước sôi để cho mềm và dai hơn. Thịt ướp cùng một chút hạt nêm, hạt tiêu, mắm trong 10 – 15 phút, sau đó trộn thịt với nấm hương, mộc nhĩ. Dùng thìa xúc thịt cho vào trong ruột quả lặc lày, ấn chặt đầy miệng quả. Cho lặc lè vào nồi hấp và hấp cách thuỷ khoảng 15 – 20 phút. Khi lặc lày chín, gắp ra đĩa cho nguội. Nên cắt lặc lày nhồi thịt thành miếng tròn nhỏ vừa ăn. Có thể ăn kèm với nước chấm pha.
Lặc lè xào thịt bò
Lặc lày xào thịt bò lá món ăn ngon và hấp dẫn, cách làm tương đối đơn giản.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 300g thịt bò
- 300g quả lặc lè
- Gia vị: hạt tiêu, tỏi, gừng, dầu hào, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm…
Cách chế biến:
Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp với ít hạt tiêu, dầu hào, tỏi, gừng đập dập trong 15 – 20 phút. Quả lặc lè rửa sạch và thái thành các vát chéo. Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng, đổ thịt bò vào xào nhanh với lửa lớn, khi thịt bò gần chín thì trút rát để riêng. Lấy chảo đó tiếp tục xào lặc lè, đến khi lặc lè gần chín thì cho thịt bò vào đảo cùng, cho thêm bột ngọt, nước mắm, hạt nêm sao cho vừa ăn. Khi món ăn chín thì bày ra đĩa, rắc 1 ít hạt tiêu lên trên. Món này nên ăn nóng sẽ ngon hơn.
Bà bầu có được ăn quả lặc lè không?
Trong thời gian mang thai, bà bầu hoàn toàn có thể bổ sung các món ăn, thức uống được chế biến từ quả lặc lè vào chế độ ăn uống của mình để cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Việc ăn lặc lè với liều lượng vừa phải mang lại những tác dụng tốt như:
Phòng chống dị tật thai nhi: Quả lặc lè chứa hàm lượng axit folic tương đối cao, chất này giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật ống thai nhi ở trẻ sơ sinh.
Giảm đau nhức xương khớp (đau lưng): Một trong những vấn đề hầu hết các bà bầu đều gặp phải đó là đau lưng. Trong quả lặc lè chứa chất chống viêm, bà bầu có thể uống nước ép lặc lè hoặc nấu nước uống để giảm triệu chứng đau lưng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trị táo bón: Việc uống nhiều canxi, sắt trong khi mang thai cùng với chế độ ăn uống thiếu lành mạnh nên nhiều mẹ bầu bị táo bón, nặng hơn có thể bị trĩ. Quả lặc lè chứa nhiều nước và chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, giúp phòng ngừa và trị táo bón tương đối hiệu quả.
Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ: Quá trình mang thai dễ xảy ra tình trạng rối loạn dung nạp glucose nên các mẹ rất hay bị tiểu đường, nguy hiểm cho mẹ và bé. Lặc lày chứa nhiều chất xơ và chất nhầy, kiểm soát sự hấp thụ đường trong ruột non của mẹ bầu và do đó điều chỉnh lượng đường trong máu tốt.
Cách bảo quản quả lặc lè
Quả lặc lè tươi sau khi mua về nếu để ngoài nhiệt độ bình thường có thể sử dụng trong 3 – 4 ngày. Còn nếu bảo ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng khoảng 1 tuần. Bạn không nên bảo quản quá lâu sẽ khiến các dưỡng chất trong quả lặc lè giảm xuống và hương vị khi ăn cũng không tươi ngon. Tốt nhất chỉ mua quả lặc lè với số lượng vừa phải, đủ ăn 1 – 2 bữa, hết lại mua tiếp.
Mời bạn tham khảo:
- Quả trám có ăn được không? Quả trám có tác dụng gì?
- Quả gáo chín ăn được không? Trị sốt hiệu quả với gáo
- Quả dọc là quả gì? Những món canh chua từ quả dọc ngon nhất
- Quả duối là gì? Quả duối có ăn được không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp