Việc sử dụng gối chống trào ngược với người lớn hầu như không gây bất kì ảnh hưởng nào đến cột sống, hay gây ra gù lưng. Một chiếc gối chất lượng sẽ rất tốt, còn có thể giúp ích cho những người bị chấn thương cột sống, và đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì lại khác, vì cơ thể bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Vậy nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không? Và các lưu ý khi sử dụng gối là gì sao cho hiệu quả? Hãy cùng Ruby giải đáp câu trả lời bên dưới nhé.
- Link Nhóm Telegram Máy Bay Bà Già mới nhất 2024
- 4 Cách tra cứu hợp đồng FE bằng CMND nhanh chóng, đơn giản trong ít phút
- Cách ăn chè đậu đen tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
- TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 31 (có đáp án 2024): Vùng Đông Nam Bộ
- Xe biển xanh là xe gì? Đặc quyền nào được dành cho xe biển xanh?
Nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không?
Với người lớn
Gối chống trào ngược có ảnh hưởng cột sống không? Với người lớn thì câu trả lời là không. Việc nằm gối chống trào ngược sẽ không làm gù lưng, việc của bạn chỉ là chọn cho mình một chiếc gối và tư thế nằm thoải mái nhất. Việc nằm ngủ trên chiếc gối chống trào ngược sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, cổ và vai gáy. Nên đây là chiếc gối rất hữu hiệu với những người đang có vấn đề về cột sống và các chứng bệnh đau mỏi lưng, vai gáy.
Bạn đang xem: Nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không? Lưu ý khi dùng gối?
Người bị thoái hóa đốt sống lưng sẽ nhận ra, việc nằm ngủ ở tư thế nâng cao đầu sẽ làm giảm sự khó chịu ở phần lưng, giúp bạn ngủ ngon hơn. Có nhiều người sau khi thức dậy, sẽ cảm thấy cứng và đau nhức, và khó vận động. Đối với gối này, sẽ giúp bạn khi thức giấc có thể vận động nhẹ nhàng hơn, ít đau hơn.
Với trẻ sơ sinh
Khác với các dòng gối chống trào ngược của người lớn, ngoài việc dùng các loại đệm mút ra. Thì người ta còn dùng các loại bông gòn giúp làm gối chống trào ngược cho bé. Và việc dùng gối chống trào ngược có thể gây ảnh hưởng tới cột sống của bé nếu bạn dùng gối sai cách.
- Với các loại gối chống trào ngược bông gòn, bạn chọn các loại gối có độ đàn hồi tốt. Và độ nghiêng thấp ( khoảng dưới 15 độ). Những dòng gối có ruột làm từ bông gòn và được thiết kế độ nghiêng cao, sẽ gây áp lực lên cột sống của trẻ. Nên ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nếu dùng gối suốt thời gian dài.
- Với những loại gối chống trào ngược làm bằng đệm mút thì nên chọn loại không cứng quá cũng không nên mềm quá. Một số vật liệu như: Memory foam, và Polyurethane,…cho khả năng đàn hồi tốt. Không tạo áp lực lên cột sống,…được dùng nhiều trong việc sản xuất gối cho bé.
>>>Xem thêm: Cách sử dụng gối chống trào ngược cho bé đúng chuẩn nhất
Ưu nhược điểm của gối chống trào ngược cho bé
Gối chống trào ngược dạng không chặn
Ưu điểm
- Sở hữu thiết kế đơn giản và được chọn khá nhiều bởi các bà mẹ nhờ sự gọn nhẹ của gối. Gối thường cho độ dốc từ 11 đến 15 độ, và cấu tạo 2 lớp gồm có ruột và vỏ gối.
- Gối gọn và nhẹ nên rất tiện lợi để mang đi, gối khá mát và thoáng khí.
Nhược điểm
- Bé dễ bị trượt khỏi gối hay bị nghiêng qua 2 bên (nếu gối không có chèn và chặn).
- Với độ nghiêng từ 11 cùng 15 độ nên cũng không thích hợp với những bé có độ trớ cao.
Gối chống trào ngược loại đệm ngủ
Ưu điểm
- Định hình tư thế nằm của bé sao cho tốt nhất, giúp quá trình phát triển cơ thể ở xương của trẻ.
- Gối giúp cho các mẹ yên tâm hơn khi đặt con mình vào đệm ngủ mà không lo bé bị rượt ra khỏi gối hay nghiêng sang 2 bên.
Nhược điểm
Gối không phù hợp với những bé có cơ thể to hơn và khi bé lớn gối sẽ không còn thích hợp nữa.
Gối chống trào ngược chữ U hay chữ C
Ưu điểm
- Gối đa dạng mẫu mã và cho giá bán không quá đắt, nên thích hợp với túi tiền.
- Gối hữu dụng cho các mẹ khi cho bé bú sữa mẹ. Dùng ghế tập ngồi cho bé trong giai đoạn khoảng 4 đến 6 tháng.
- Giữ cho bé không bị nghiêng qua 2 bên trong quá trình tập lẫy.
Nhược điểm
- Vì cho thiết kế chữ U (chữ C), nên dễ khiến bé bị cong phần lưng, ảnh hưởng xấu tới xương sống và cổ của bé.
- Không phù hợp khi bé lớn hơn và gối khá nóng khi sử dụng lâu.
Gối chống trào ngược dạng tròn
Ưu điểm
- Bé không bị trượt hay nghiêng giúp định hình sự phát triển xương của bé.
- Giúp bé thoái mái nằm chơi ăn ăn bú, từ đó hỗ trợ trong suốt quá trình đánh dấu từng sự phát triển của trẻ từ 0 đến 36 tháng tuổi như: bú mẹ, lật, ngồi,
Nhược điểm
- Gối không phù hợp khi dùng gối cho trẻ bú mẹ.
Các lầm tưởng khi nằm gối chống trào ngược
Nằm gối sẽ hết nôn trớ
Nhiều phụ huynh ngán ngẩm cảnh con mình suốt ngày khạc nhổ, sữa bắn sau mỗi bữa ăn. Và mua gối chống trào ngược với hi vọng con mình sẽ giải được cơn nôn trớ. Nhưng hiện tượng trào ngược sinh lý có thể chấm dứt khi bé lớn lên, còn trào ngược là bệnh lý thì cần sự can thiệp sâu của y tế. Gối chống trào ngược không phải giải pháp thần thánh để ai cũng có thể giải quyết được mà cần dùng đúng cách, cũng như kết hợp với các biện pháp khác.
Nằm gối làm bé đổ mồ hôi trộm
Nhiều bé nằm gối nóng lưng nên ra mồ hôi trộm, người thân đổ lỗi cho gối trào ngược khiến bé ra mồ hôi. Nhưng, sự thật là miếng lót lưng cho bé ở các hãng gối uy tín đều cho thiết kế từ chất liệu thoáng mát. Đảm bảo lưu thông không khí, không gây ẩm ướt và thấm mồ hôi. Việc lưng bé nóng lên có thể do nhiệt độ phòng không phù hợp. Hoặc do quần áo bé đang mặc quá ấm, nếu có thì khi nằm trên giường bé cũng dễ đổ mồ hôi.
Nằm gối khiến bé khó chịu
Một vài người cho rằng việc đặt trẻ vào chiếc gối cao sẽ làm cho trẻ khó chịu. Nhưng chất liệu của gối được thiết kế để mang đến cho bé cảm giác thoải mái và mềm mại nhất, như đang nằm trong lòng mẹ.
Lưu ý khi dùng gối chống trào ngược cho trẻ
Để tránh ảnh hưởng cho trẻ bị gù lưng khi nào gối chống trào ngược bố mẹ cần lưu ý các điểm sau:
- Không dùng những dòng gối chống trào ngược bông gòn có độ nghiêng quá cao. Sẽ gây áp lực tới cột sống của bé. Ở những nước phương Tây, thì gối tròn gồm: Boppy, Rototo bebe…..được gọi là gối lười cho trẻ chứ không phải gối chống trào ngược. Để bé nằm thoải mái hơn sau khi ăn, giúp bố mẹ rảnh tay hơn khi không phải bế bé nhiều. Nhưng nó không phải là lựa chọn sáng suốt nếu bé nhà bạn bị trào ngược ở tình trạng nặng.
- Bé luôn sử dụng gối chống trào dưới sự giám sát của người lớn.
- Nếu đặt gối chống trào ngược vào cũi cho bé. Hãy chắc chắn bé không bị trượt ra khỏi gối và bị trôi xuống cũi.
>>>Xem thêm: Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh không?
Lời kết
Vậy là Ruby đã vừa giải đáp thắc mắc nằm gối chống trào ngược có bị gù lưng không. Nếu bạn biết cách chọn lựa một chiếc gối chống trào ngược thích hợp và dùng thời gian sao cho hợp lý nhất. Thì chắc chắn bạn có thể yên tâm về sự phát triển của cột sống cho trẻ mà không lo tác dụng phụ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp