Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không?
Căn cứ Bộ luật Dân sự, cụ thể là Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định về năng lực hành vi dân sự chỉ áp dụng với cá nhân. Theo đó, đây là khả năng của cá nhân thực hiện, xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự bằng hành vi của chính mình.
- Bỏ túi 10 món đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh bổ dưỡng, lợi sữa
- Giải Đáp Thắc Mắc Áo Khoác Dù Có Chống Nắng Không?
- Lịch âm 3/3 – Xem âm lịch hôm nay ngày 3 tháng 3 năm 2023 là ngày tốt hay xấu? Lịch vạn niên 3/3/2023
- Chạy ngược chiều phạt bao nhiêu năm 2022
- Câu 1 cho 5 vd về quần xã sinh vật câu 2 nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật câu 3 cho 5 vd về cân bẳng sinh học Mọi người giúp e với!!!
Có thể lấy ví dụ như sau: Anh Nguyễn Văn A, đủ 18 tuổi, nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình thực hiện, giao kết hợp đồng mua bán tài sản với người khác.
Bạn đang xem: Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không?
>> Năng lực hành vi dân sự là gì theo Bộ luật Dân sự 2015?
Tại Bộ luật Dân sự không đặt ra quy định về năng lực hành vi dân sự của pháp nhân nên có thể hiểu pháp nhân không có năng lực hành vi dân sự. Thay vào đó, Điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân.
Tương tự như năng lực hành vi dân sự của cá nhân, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng để pháp nhân đó có các quyền, nghĩa vụ dân sự và không bị hạn chế trừ trường hợp luật có quy định khác.
Xem thêm : Lý thuyết dòng điện, cường độ dòng điện – Vật lý 11 chương trình mới
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được phát sinh từ thời điểm pháp nhân này được thành lập hoặc được cho phép thành lập. Với trường hợp pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
Đồng thời, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Trong đó:
– Pháp nhân được thành lập theo nhu cầu của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và đăng ký pháp nhân thì bao gồm các hoạt động: Đăng ký thành lập, thay đổi và đăng ký khác. Việc đăng ký này phải được công bố công khai.
– Pháp nhân chấm dứt tồn tại trong các trường hợp: Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể, bị tuyên bố phá sản hoặc bị xoá tên trong sổ đăng ký hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, nói tóm lại, pháp nhân không có năng lực hành vi dân sự mà chỉ có năng lực pháp luật dân sự.
Pháp nhân có trách nhiệm dân sự như thế nào?
Sau khi xác định cụ thể pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không thì bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về trách nhiệm dân sự của pháp nhân. Theo đó, tại Điều 87 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về những vấn đề sau đây:
Xem thêm : Những lợi ích khi đeo dây chuyền bạc có thể bạn chưa biết?
– Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của pháp nhân đó xác lập, thực hiện mà nhân danh pháp nhân đó.
– Về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc người đại diện của sáng lập viên của pháp nhân đó xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc quy định khác của luật.
Trong đó, trách nhiệm dân sự của pháp nhân được thực hiện bằng tài sản của pháp nhân đó và đặc biệt, pháp nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân với nghãi vụ dân sự do người của pháp nhâ đó thực hiện, xác lập mà không nhằm mục đích nhân danh pháp nhân trừ trường hợp có quy định khác.
Song song với đó, khoản 3 Điều 87 Bộ luật Dân sự cũng khẳng định, nếu do pháp nhân xác lập, thực hiện thì người của pháp nhân cũng không phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự thay cho pháp nhân đó.
Trên đây là toàn bộ những quy định liên quan đến vấn đề pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không theo quy định mới nhất nêu tại Bộ luật Dân sự. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này, độc giả có thể liên hệ tổng đài của LuatVietnam tại số máy 19006192 .
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp