Giao tiếp trực diện bao hàm sự tích hợp truyền tải thông tin đa phương thức và những gợi ý không nói thành lời (biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, điệu bộ); Giao tiếp trực diện gồm những ứng xử lần lượt giữa hai người tham gia đối thoại, đóng một vai trò nòng cốt trong tương tác xã hội và phản ánh mức độ bao hàm của người nói trong giao tiếp.
Những nhân tố này mang ý nghĩa then chốt trong sự giao tiếp hiệu quả và cũng có vai trò trong việc giúp đồng bộ hóa não bộ của bạn với những người khác trong một cuộc hội thoại. Thực tế, nghiên cứu cho thấy có sự tăng lên đáng kể trong quá trình đồng bộ hóa thần kinh của bộ não giữa hai người tham gia đối thoại trong suốt quá trình giao tiếp trực diện diễn ra mà không phải những cách thức giao tiếp đối thoại khác.
Bạn đang xem: Gặp TRỰC TUYẾN hay gặp TRỰC TIẾP, cái nào lợi hơn?
Những kết quả từ cuộc nghiên cứu này đề xuất rằng giao tiếp trực diện, đặc biệt là đối thoại, mang một đặc điểm thần kinh đặc biệt mà những loại khác không có, đây chính là sự đồng bộ hóa hệ thần kinh giữa những người tham gia hội thoại. Nghiên cứu cũng cho rằng sự đồng bộ hóa này có thể là yếu tố tạo nên một cuộc đối thoại trực tiếp thành công.
Xem thêm : Cá mòi đóng hộp bao nhiêu calo?
Thật thú vị, sự đồng bộ hóa thần kinh này cũng được cho rằng có một vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo trong các tình huống khẩn cấp, nhờ nó mà các nhà lãnh đạo có thể đồng bộ hóa hoạt động não bộ của họ với cấp dưới. Thậm chí với một phạm vi lớn hơn là giữa những người cấp dưới với nhau. Chất lượng của sự giao tiếp được xem là một nhân tố quan trọng trong việc tạo ra sự đồng bộ hóa não bộ hơn là số lượng. điều này ám chỉ rằng, có lẽ những cuộc gặp gỡ trực tiếp xảy ra thỉnh thoảng vẫn có nhiều tác động tích cực hơn những buổi gặp mặt trực tuyến.
Những cuộc gặp mặt trực tiếp là cách tăng cường khả năng sáng tạo tốt nhất
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp