1. Khi nào bé có thể ăn được cá?
Trước khi tìm hiểu các cách nấu cháo cá cho bé thì mẹ cần phải nắm rõ thời điểm nào bé mới có thể ăn được cá. Đó là giai đoạn từ 9 tháng tuổi và đến khi 12 tháng thì bé mới ăn được các loại động vật có vỏ. Mẹ có thể cho bé ăn dặm với cháo cá và nên chọn những loại cá ít thủy ngân như cá da trơn, cá hồi, cá dẹt,…
Tùy từng loại cá mà có thể nấu với những loại rau củ khác nhau. Chẳng hạn như cá hồi sẽ hợp với bí đỏ, cải bó xôi, mồng tơi, đậu xanh. Còn cá lóc có thể nấu với cà rốt, khoai lang, nấm rơm, rau ngót,…; cá chép thì nấu với đậu đỏ, rau ngót, cà chua, hạt sen,…
Bạn đang xem: 7 cách nấu cháo cá cho bé thơm ngon, bắt mắt lại giàu dưỡng chất
Ngoài ra, cần lưu ý khi nấu cháo cá cho bé ăn dặm thì không nêm thêm ngũ cốc sẽ gây khó tiêu. Chỉ cho bé ăn cháo trong ngày và chỉ dùng gia vị phù hợp độ tuổi của con.
2. Hướng dẫn cách nấu cháo cá cho bé không bị tanh
Xem thêm : Hướng dẫn cách check kem chống nắng Anessa thật giả
Cách nấu cháo cá cho bé khó nhất là ở công đoạn sơ chế để khử hết mùi tanh. Vì vậy mẹ cần lưu ý là làm sạch phần máu trong bụng cá rồi rửa bằng nước vo gạo, nước muối hoặc chanh và giấm. Sau đó kết hợp thêm một số rau củ phù hợp để tăng thêm hương vị. Các mẹ có thể tham khảo một số công thức dưới đây:
2.1. Cách nấu cháo cá cho bé với cá dìa
Trong cá dìa có hàm lượng lớn đạm và omega-3 nên thích hợp để bổ sung vào thực đơn ăn dặm giúp bé phát triển trí não. Cách nấu cháo cá dìa cũng rất đơn giản nên mẹ có thể tự nấu tại nhà để bổ sung thêm dưỡng chất cho bé.
2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá dìa: 1 con khoảng 500g
- Gạo tẻ: 25g
- Rau cần tây: một ít
- Hành tím, hành lá
- Dầu ăn và gia vị phụ hợp cho bé
2.1.2. Sơ chế các nguyên liệu
- Cá dìa làm sạch, rửa với nước muối rồi rửa lại nước sạch và hấp chín. Sau đó gỡ lấy thịt tán mịn và ướp gia vị 15 phút.
- Gạo ngâm nước khoảng 30 phút, vo sạch để ráo.
- Rau cần tây chọn cọng non rửa sạch, băm thật nhuyễn. Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá nhặt rửa sạch, thái nhỏ.
2.1.3. Nấu cháo cá dìa
- Đổ gạo vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, bắc lên bếp ninh nhừ thành cháo.
- Trong lúc đó phi thơm hành tím rồi cho thịt cá dìa vào xào chín. Có thể thêm chút nước vào đánh đều để cá không bị vón cục.
- Khi cháo sánh mịn thì cho cá dìa và rau cần tây vào khuấy đều. Nếu nấu cháo cho các bé lớn, bạn có thể nêm bột nêm phù hợp tuổi bé và chút nước mắm. Tắt bếp, cho thêm chút dầu oliu, hành lá vào.
- Cuối cùng múc cháo cá dìa ra chén và để nguội bớt rồi mới cho bé thưởng thức.
2.2. Cách nấu cháo cá cho bé ăn dặm với cá lóc và cà rốt
Ở chủ đề trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu cách nấu cháo cá lóc cho bé với bí đỏ khá phổ biến. Trong chủ đề này, chúng ta tiếp tục xem qua cách nấu cháo cá lóc với cà rốt dễ chinh phục các con không kém. Bạn cùng tham khảo cách nấu ngay dưới đây nhé.
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá lóc: 30g
- Gạo: 1 chén ăn cơm
- Cà rốt: 1/2 củ
- Gừng: 3 lát
- Muối: 1 ít
- Dầu ăn cho bé: 1 thìa cà phê
- Gia vị phù hợp tuổi bé
2.2.2. Sơ chế các nguyên liệu
- Cá lóc đem chà xát với muối cho sạch, rửa lại nước, để ráo.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bào thật nhuyễn. Gừng cạo vỏ, thái lát.
- Gạo vo sạch với nước khoảng 2 – 3 lần và để ráo.
2.2.3. Luộc cá lóc
- Cho cá lóc vào nồi nước cùng gừng, bắc lên bếp luộc khoảng 10 phút.
- Khi cá chín thì vớt ra để nguội bớt và lọc lấy thịt, dùng thìa dằm nhuyễn.
- Tùy theo khẩu vị của bé mẹ có thể nêm thêm ít hạt nêm cho bé và nước mắm cho thơm ngon.
2.2.4. Nấu cháo cá lóc cà rốt
- Đổ gạo vào nồi cùng 100ml nước lọc và nấu thành cháo với lửa vừa. Tiếp đến thêm cà rốt vào nấu chín.
- Sau đó cho cá lóc vào khuấy đều và nấu thêm 2 phút nữa thì tắt bếp. Thêm dầu ăn vào để tăng thêm dinh dưỡng cho món cháo.
- Cháo cá lóc cà rốt có màu cam bắt mắt sẽ kích thích vị giác của bé. Cháo mềm thơm, thịt cá lóc ngọt và bổ dưỡng.
2.3. Cách nấu cháo cá cho bé với cá hồi và rau ngót
Trong các món cháo cho bé chắc chắn không thể không đề cập đến món cháo cá hồi. Đây là món cháo bổ dưỡng cho trẻ và có cách làm cũng khá đơn giản. Ngoài kết hợp với bí đỏ, bạn có thể nấu cháo cá hồi kết hợp rau ngót để đổi vị cho con nhé.
2.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá hồi phi lê: 20g
- Gạo nếp hoặc tẻ: 300g
- Rau ngót: 30g
- Hành tím: 2 củ
- Dầu ăn: 2 thìa canh
- Sữa tươi hoặc rượu trắng: 1 ít
- Nước tương: 1 thìa cà phê
2.3.2. Sơ chế các nguyên liệu
- Cá hồi rửa sạch, đem ngâm với rượu hoặc sữa tươi để khử mùi tanh. Rửa lại nước lần nữa và để ráo.
- Cá hồi đem luộc hoặc hấp chín, vớt ra băm nhuyễn.
- Rau ngót rửa sạch, xay nhuyễn cùng 100ml nước và lọc lấy nước bỏ bã.
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.
2.3.3. Tiến hành nấu cháo
- Gạo vo sạch đổ vào nồi cùng 7 chén nước, bắc lên bếp ninh khoảng 30 phút để thành cháo chín nhừ.
- Trong lúc cháo phi thơm hành tím với 2 thìa canh dầu ăn, cho cá hồi vào xào chín khoảng 5 phút rồi trút sang nồi cháo khuấy đều.
- Sau đó đổ thêm 100ml nước rau ngót khuấy đều và nấu khoảng 10 phút với lửa vừa. Nêm thêm nước tương và nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.
- Cuối cùng múc cháo ra tô và cho bé ăn khi cháo còn ấm nóng. Với màu xanh hấp dẫn cùng vị ngọt béo chắc chắn là món ăn dặm vừa ngon vừa tốt cho bé.
2.4. Cách nấu cháo cá cho bé với cá chép
Xem thêm : [MỚI] Top 10 các công ty tài chính cho vay tín chấp uy tín nhất 2024
Cháo cá chép cũng được cho là rất thích hợp cho bé tập ăn dặm khi bắt đầu bước sang tháng thứ 6-tháng thứ 7. Đây là lúc mà trí não và xương của bé bắt đầu phát triển. Mà, trong cá chép lại chứa các dưỡng chất tốt cho não bộ và hệ thần kinh, giúp mắt sáng, xương chắc khỏe. Độ tuổi 1-2 của trẻ, trong thực đơn của con, các mẹ củng thường bổ sung món cháo này.
2.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo nếp: 1 nắm
- Gạo tẻ: 1 nắm
- Đậu xanh: 1 nắm nhỏ
- Cá chép: 1 lát khoảng 20g
- Hành lá, hành khô, thì là
2.4.2. Sơ chế các nguyên liệu
- Cá chép làm sạch, khử mùi tanh bằng cách chà xát với muối rồi rửa lại nước sạch. Cho vào nồi nước cùng 1 lát gừng và luộc chín.
- Vớt cá ra để nguội bớt thì lọc lấy thịt cá, dằm nhuyễn và ướp với chút nước mắm.
- Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá, thì là nhặt rửa sạch, băm thật nhuyễn.
- Gạo nếp, gạo tẻ và đậu xanh vo sạch rồi trộn đều với nhau.
2.4.3. Nấu cháo cá chép đậu xanh
- Bắc chảo lên bếp cùng chút dầu ăn, khi dầu nóng thì cho hành vào phi thơm. Tiếp đến cho thịt cá vào xào chín.
- Đổ hỗn hợp gạo, đậu xanh vào nồi nước luộc cá và ninh khoảng 30 – 40 phút đến khi chín nhừ. Tùy theo khả năng ăn thô của bé mà có thể để nguyên hoặc xay nhuyễn.
- Múc cháo đậu xanh ra chén, rắc thịt cá và hành, thì là vào trộn đều và cho bé ăn lúc cháo còn ấm nóng sẽ ngon hơn. Món cháo này bạn có thể nấu cho bé dùng khi con lớn hơn vì rất có lợi cho sức khỏe của bé.
2.5. Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm
2.5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Cháo nấu sẵn: 1 chén
- Cá thu: 100g
- Rau ngót Nhật: 50g
- Gừng thái lát: 3 lát
- Nước mắm: 1 thìa cà phê
- Dầu ăn: 2 thìa cà phê
- Gia vị thông dụng khác phù hợp độ tuổi của bé
2.5.2. Sơ chế các nguyên liệu
- Cá thu rửa sạch, để ráo rồi cho vào nồi cùng gừng và 100ml nước. Bắc lên bếp luộc khoảng 10 phút với lửa vừa.
- Vớt cá thu ra để nguội thì lọc lấy thịt xé nhỏ, cho vào cối giã nhuyễn hoặc dùng nĩa làm tơi cá thành ruốc.
- Rau ngót nhặt lấy lá non rửa sạch, để ráo và cắt thật nhỏ để bé dễ ăn.
2.5.3. Làm ruốc cá thu
- Cho 1 thìa cà phê nước mắm vào cá thu trộn đều.
- Bắc chảo hoặc nồi lên bếp cùng 2 thìa cà phê dầu ăn. Khi dầu nóng thì cho thịt cá xào đảo đều với lửa vừa đến khi có mùi thơm.
2.5.4. Nấu cháo
- Đổ chén cháo đã nấu sẵn vào nồi cùng 100ml nước lọc, nấu đến khi cháo sôi lại thì cho rau ngót vào khuấy đều. Đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp, có thể nêm thêm chút xíu nước mắm nếu bé trên 1 tuổi.
- Cuối cùng múc cháo rau ngót ra chén, rắc ruốc cá thu vào trộn đều và cho bé ăn khi còn ấm nóng mới ngon.
2.6. Cách nấu cháo cá cho bé với cá bớp
2.6.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá bớp: 1/2 lát (khoảng 25g)
- Gạo tẻ: 40g
- Rong biển khô: 20g
- Hành tím: 1 củ
- Dầu ăn: 4 thìa cà phê
2.6.2. Sơ chế các nguyên liệu
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ. Gạo vo sạch, để ráo.
- Rong biển ngâm nước khoảng 5 phút cho nở mềm rồi thái nhỏ.
- Cá bớp rửa sạch, để ráo, ướp với 1/2 phần hành tím và 1 thìa cà phê dầu ăn trong khoảng 10 phút. Sau đó hấp chín cá trong 20 phút và nghiền nhuyễn.
2.6.3. Nấu cháo rong biển
- Đổ gạo vào nồi cơm điện cùng 400ml nước rồi bật nút nấu cho tới khi cháo nhừ.
- Trong lúc đó cho 3 thìa dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho phần hành tím còn lại vào phi thơm. Sau đó cho rong biển vào xào để khử mùi tanh.
- Tiếp đến đổ rong biển xào vào nồi cháo và nêm thêm gia vị phù hợp nếu bé trên 1 tuổi. Nấu thêm 5 phút thì tắt bếp. Múc cháo ra tô, rắc thịt cá lên và chờ nguội bớt thì cho bé ăn.
- Cháo sánh mịn lại có mùi đặc trưng của rong biển kết hợp với thịt cá bớp ngọt mềm, không bị khô chắc chắn sẽ khiến bé thích mê.
2.7. Cách nấu cháo cá basa cho bé ăn dặm
2.7.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo: 50g
- Thịt nạc cá basa: 200g
- Rau mồng tơi: 100g
- Khoai mỡ: 200g
- Sả: 4 nhánh
- Hành tím: 2 củ
- Dầu ăn: 1 ít
2.7.2. Sơ chế các nguyên liệu
- Cá basa rửa với nước muối loãng rồi rửa lại nước sạch, để ráo. Hấp cá với sả trong 5 phút cho chín thì vớt ra để nguội.
- Rau mồng tơi nhặt lá non, rửa sạch và để ráo. Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
- Sả bóc lớp vỏ già bên ngoài, rửa sạch, đập dập. Hành tím bóc vỏ, thái miếng mỏng.
2.7.3. Nấu cháo cá basa
- Đổ gạo vào nồi cùng lượng nước vừa đủ và khoai mỡ, bắc lên bếp nấu khoảng 30 phút với lửa vừa.
- Khi cháo nhừ, hạt nở bung và khoai mềm thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Thịt cá basa và mồng tơi đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Phi thơm hành tím rồi cho cá basa vào xào săn khoảng 2 phút với lửa vừa.
- Tiếp theo đổ lại cháo vào nồi, thêm rau mồng tơi vào khuấy đều và nấu trong 2 phút thì tắt bếp.
- Múc cháo cá basa ra chén, để nguội bớt thì mới cho bé ăn. Món cháo này không chỉ ngon miệng, bắt mắt mà còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Như vậy là các mẹ đã biết thêm được nhiều cách nấu cháo cá cho bé vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng rồi nhé. Tuy nhiên cần lưu ý là với những bé dưới 12 tháng tuổi thì mẹ không cần phải nêm thêm gia vị vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu. Gia vị tự nhiên trong thực phẩm cũng đã đủ cho con. Với danh sách các món cháo như trên thì các mẹ có thể tha hồ thay đổi thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé thêm mới lạ và đa dạng. Điều quan trọng là các món cháo vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất. Vậy chần chờ gì nữa, hãy lưu lại hết các công thức trên thôi để thay đổi món thường xuyên cho con bạn nhé!
Lê Vy
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp