Chay trường và chay kỳ là những khái niệm đã quá phổ biến với người ăn chay. Tuy nhiên với những ai mới tìm hiểu hoặc biết đến ẩm thực chay có thể sẽ còn cảm thấy lạ lẫm. Vậy, ăn chay kỳ và ăn chay trường có gì khác biệt? Ăn chay ngày nào trong tháng là theo đúng lời Phật dạy? Ăn chay 6 ngày trong tháng? Hay ăn chay 1 tháng 10 ngày là ngày nào? Ngay sau đây, hãy theo chân Món chay ngon để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này nhé!
- Top 10 địa điểm du lịch Việt Nam nên đến một lần trong đời
- Tích lũy tư bản là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản
- Bà bầu ăn cá nục được không?
- Trứng nướng bao nhiêu calo? Một số lợi ích của trứng nướng đối với sức khỏe
- Cách tắm cho mèo con và mèo trưởng thành – những điều chủ nuôi nên biết
Phân biệt chế độ chay trường và ăn chay theo kỳ
Với xu hướng ăn chay ngày càng lan rộng, các hình thức ăn chay cũng có sự biến chuyển đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu và sở thích từng người. Xét trên góc độ thời hạn, ăn chay được chia thành hai hình thức chính là ăn chay trường và ăn chay theo kỳ. Ở mỗi trường phái lại có những quy định ăn chay vào ngày nào trong tháng khác nhau.
Bạn đang xem: Ăn Chay Ngày Nào Theo Đúng Chuẩn Phật Giáo?
Chế độ chay trường
Trường có nghĩa là “trường tồn”, có thể hiểu là thời gian dài nếu không muốn nói là mãi mãi. Ăn chay trường là hình thức tự nguyện gắn bó với thực phẩm thực vật trong thời gian dài và liên tục, không bị xen kẽ bởi những bữa ăn mặn. Người ăn chay trường thường là Phật tử, người hướng đạo hoặc người có niềm đam mê sâu sắc với ẩm thực chay và không bị ảnh hưởng bởi ngày tháng.
Chế độ ăn chay theo kỳ
Khác với ăn chay trường, ăn chay theo kỳ không đòi hỏi người dùng phải sử dụng 100% thực phẩm thực vật trong suốt cuộc đời mà có thể ăn chay linh hoạt trong một số ngày nhất định, phổ biến nhất là các chế độ:
- Nhị trai: ăn chay 2 ngày trong tháng
- Tứ trai: ăn chay 4 ngày trong tháng
- Lục trai: ăn chay 6 ngày trong tháng
- Thập trai: ăn chay 10 ngày trong tháng
Xem thêm : Nên dùng xịt dưỡng tóc hay dầu dưỡng tóc?
Ở mỗi chế độ thì ăn chay ngày nào lại có quy định khác nhau. So với chế độ chay trường, có thể thấy ăn chay theo kỳ có sự linh hoạt hơn, ít khắt khe hơn vì vậy đây cũng là lựa chọn của phần lớn người ăn chay.
Ăn chay ngày nào theo chuẩn Phật giáo?
Hiểu rõ về chế độ ăn chay trường và ăn chay kỳ nhưng bạn vẫn chưa nắm được nên ăn chay ngày nào trong tháng theo chuẩn Phật giáo? Vậy thì có thể tham khảo ngay thông tin dưới đây.
Ăn chay ngày nào trong tháng với người ăn chay trường?
Như đã nói ở trên, ăn chay trường nghĩa là ăn chay liên tục trong thời gian dài, vì vậy người thuộc chế độ này cần áp dụng thực đơn ăn chay vào tất cả các ngày trong tháng, với tất cả các tháng trong năm và liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên ăn chay trường không có nghĩa là bạn chỉ được sử dụng duy nhất thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà có thể lựa chọn giữa chế độ ăn chay thuần, ăn chay có trứng, ăn chay có sữa, ăn chay có trứng và sữa.
Ăn chay ngày nào với người ăn chay kỳ?
Với người ăn chay kỳ, quy định ăn chay với từng chế độ như sau:
- Chế độ nhị trai: ăn chay mỗi tháng 2 lần vào ngày mồng 1 và ngày rằm hàng tháng (ngày 15 âm lịch)
- Chế độ tứ trai: ăn chay 4 ngày trong tháng là ngày mồng 1, mồng 8, ngày rằm và ngày 23 (hoặc ngày 30)
- Chế độ lục trai: ăn chay trong các ngày mồng 8, ngày 14, ngày 15, ngày 23, ngày 29 và ngày 30 (với tháng thiếu thì thay ngày 30 thành ngày 28)
- Chế độ thập trai: ăn chay trong các ngày mồng 1, ngày 14, ngày 15, ngày 18, ngày 23, ngày 24, ngày 28, ngày 29, ngày 30 (với tháng thiếu thay ngày 30 thành ngày 27)
- Chế độ nhứt ngoạt trai: ăn chay liên tục trong 1 tháng, một năm ăn chay 2 tháng gồm tháng giêng, tháng mười hoặc tháng bảy
- Chế độ tam ngại trai: ăn chay liên tục trong 1 tháng, mỗi năm ăn chay 3 tháng là tháng giêng, tháng năm và tháng 9
Xem thêm : Việt Nam đối diện nguy cơ tỷ lệ tăng dân số âm
Với người ăn chay kỳ, số ngày ăn chay theo tháng là hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyên, Phật pháp không bao giờ ra quy định hay ép buộc các tín đồ của mình theo một khuôn khổ khắc nghiệt nào. Thông thường, người mới ăn chay thường bắt đầu bằng chế độ nhị trai, tứ trai và dần khẳng định niềm tin với đức Phật với các chế độ ăn chay 10 ngày trong tháng, ăn chay trường.
=> Đăng Ký khoá tập Yoga để giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh tại đây
Trên đây là tất cả các thông tin giải đáp cho vấn đề “ăn chay ngày nào theo chuẩn đạo Phật?” Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích với bạn và chúc bạn tìm được chế độ ăn chay như ý. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đừng quên truy cập websitecủa Món chay việt hàng ngày nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp