Cách tắm cho mèo con và mèo trưởng thành – những điều chủ nuôi nên biết

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video tắm cho mèo bằng sữa tắm người được không

Mèo là loài nổi tiếng không thích nước. Vì vậy tắm cho mèo luôn là một thách thức lớn với bất cứ chủ nuôi nào. Tuy nhiên dù có phải “đau đầu” như thế nào thì việc tắm cho mèo cũng là điều cần thiết, để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ sau những ngày tháng “lăn lê bò xoài” ở mọi nơi.

Đặc biệt là đối với mèo con thì việc tắm rửa cho chú ta lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi kỹ năng tự chải chuốt của mèo con không phát triển như mèo trưởng thành, vì tình trạng lộn xộn trong hộp vệ sinh phổ biến hơn và mèo con đói thường xu hướng lấy thức ăn khắp mặt.

Vậy làm thế nào để tắm cho mèo con và trưởng thành? Cách tắm cho mèo đúng chuẩn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có được lời giải đáp chính xác nhất!

1 Có nên tắm cho mèo con không?

Nên tắm cho mèo, đặc biệt là đối với những giống mèo cảnh. Chủ nuôi nên thực hiện cách tắm cho mèo khi chúng được 6 tuần tuổi, điều này giúp hình thành nên thói quen được tắm, tạo một chu kỳ sinh hoạt cho mèo, khiến chúng không sợ nước và luôn mong muốn được sạch sẽ.

2 Bao lâu tắm cho mèo 1 lần ?

Mèo dành phần lớn thời gian của chúng để có thể tự làm sạch lông của mình, đó chính là khả năng liếm lông mà bản năng loài mèo có. Vậy nên, việc tắm cho mèo cũng chỉ là cách giúp chúng thơm tho và hạn chế những vấn đề về da tốt hơn, đặc biệt khi tiếp xúc gần con người.

Đối với mèo trưởng thành và mèo con, bạn chỉ cần tắm 1 lần/ 1 tháng là đường, trừ trường hợp mèo của bạn quá hiếu động, khiến lông chúng bị bẩn hoặc có bọ chét, ký sinh thì bạn nên tăng số lần tắm lên. Tuy nhiên không tắm cho mèo quá 3 lần/ tháng nhé.

3 Cách tắm cho mèo con và mèo trưởng thành hiệu quả tại nhà

1. Trước khi tắm cho mèo

Một số con mèo lông ngắn khó tính có thể hiếm khi cần tắm, trong khi những con mèo có lông dài hơn thường cần vệ sinh nhiều hơn. Tắm quá thường xuyên có thể làm khô da, vì vậy hãy cố gắng tránh tắm cho mèo thường xuyên hơn mỗi 4 – 6 tuần hoặc lâu hơn.

Mèo con dễ dàng chấp nhận việc tắm rửa hơn mèo trưởng thành. Vì vậy hãy bắt đầu ngay khi bạn nhận nuôi chúng, miễn là nó được ít nhất 4 tuần tuổi. Mèo già hoặc mèo ốm nặng có thể bị căng thẳng khi tắm, vì vậy hãy làm theo khuyến cáo của bác sĩ thú y trong những trường hợp này.

Trước khi tắm cho mèo

Để tắm cho mèo, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng, bao gồm:

  • Chậu đựng nước tắm: Nên sử dụng bồn rửa, bồn tắm hoặc một thùng chứa khác, chẳng hạn như thùng đựng đồ, để tắm cho mèo con của bạn.
  • Cốc: Bạn sẽ cần một chiếc cốc nhỏ để nhẹ nhàng đổ nước lên mèo để làm ướt và làm sạch cơ thể mèo.
  • Sữa tắm cho mèo: Sữa tắm dành cho người (kể cả những loại dành cho trẻ sơ sinh) hoặc các sản phẩm dành cho chó có thể quá khắc nghiệt và làm khô da của mèo, và trong một số trường hợp có thể gây độc. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sản phẩm sữa tắm được dán nhãn dành riêng cho mèo.
  • Khăn: Khăn khô và mềm nên sẵn sàng để lau khô mèo ngay khi tắm xong.
  • Đồ chơi cho mèo: Bóng hoặc các món đồ chơi cho mèo có thể nổi trong nước khác.

2. Chuẩn bị tắm cho mèo

Trước khi làm ướt, hãy chải lông cho mèo thật kỹ. Hãy nhớ tất cả những sợi lông rụng phải được loại bỏ trước khi tắm rửa. Bởi nước có thể làm chúng đóng cục, dẫn đến việc khó loại bỏ khỏi cơ thể mèo. Bên cạnh đó cũng đừng quên cắt hết móng vuốt của mèo nếu bạn không muốn quần áo và da bạn đầy những vết mèo cào trong quá trình “thoát thân” của chúng.

Chải lông cho mèo trước khi tắm

Khu vực tắm phải ấm áp và không có gió lùa. Bồn tắm cũng được, nhưng theo kinh nghiệm cho thấy việc tắm cho mèo trong bồn cao đến thắt lưng sẽ dễ dàng hơn. Đừng quên di chuyển di chuyển tất cả các vật cố định ra xa tầm với của mèo. Đẩy màn hoặc rèm che ở vòi hoa sen ra cũng như tránh bất cứ thứ gì (mùi hương mạnh, đồ vật đáng sợ, gương) có thể khiến mèo sợ hãi. Hãy tạo một môi trường tắm rửa cho mèo càng thoải mái càng tốt.

Hãy tập hợp sữa tắm, khăn tắm cho mèo gần bồn tắm để bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào mà mình muốn.

Nhiệt độ nước tắm cho mèo phải bằng nhiệt độ cơ thể, hay nói cách khác là khá ấm nhưng không nóng đến mức khó chịu.

Đặt khăn hoặc thảm cao su vào đáy bồn tắm hoặc bồn rửa. Mèo ghét việc đặt chân không an toàn trên bề mặt trơn trượt. Nên cách này sẽ giúp chúng bớt căng thẳng hơn. Bạn cũng có thể thử cho mèo đứng trên thùng sữa bằng nhựa để mèo có thể cầm bằng chân. Điều này cũng cho phép bạn dễ dàng làm sạch cơ thể mèo từ cả trên và dưới.

Đóng cửa khu vực tắm, nếu không bạn không muốn chú mèo của mình sẽ “thoát thân” trong quá trình tắm.

3. Cách tắm cho mèo con

Lời khuyên cho các bạn khi tắm cho mèo nhỏ hoặc mèo con là nên sử dụng bồn rửa đôi trong nhà bếp, 2 hoặc nhiều chậu nhỏ đặt trong bồn tắm. Đổ đầy nước ấm vào mỗi bên. Sau đó nhẹ nhàng cho mèo (một tay đỡ mông, tay kia đặc dưới ngực) vào chậu đầu tiên để làm mướt. Hầu hết mèo sẽ dễ dàng chấp nhận phương pháp này hơn là bị dội thẳng nước vào người.

Cách tắm cho mèo con

Để mèo con của bạn đứng trên 2 chân sau và giữ chặt mép chậu bằng 2 chân trước trong khi bạn làm ướt bộ lông của chúng hoàn toàn. Sau đó, bạn nhấc mèo ra, đặt lên 1 trong những chiếc khăn tắm bạn đã chuẩn bị và thoa đều sữa tắm lên cơ thể mèo. Dùng một chiếc khăn khác (ẩm nhưng không chứa xà phòng) để lau mặt cho mèo.

Xoa đều sữa tắm trên khắp cơ thể chú mèo của bạn để làm sạch bộ lông và da của chúng. Sau đó, bạn hãy đưa mèo trở lại chậu nước đầu tiên để rửa sạch lớp sữa tắm. Loại bỏ càng nhiều càng tốt, trước khi đưa mèo vào chậu nước tiếp theo để rửa kỹ hơn.

Sau khi đã loại bỏ hoàn toàn sữa tắm bám trên chú mèo của bạn. Bạn hãy lấy 1 chiếc khăn tắm sạch khác, nhẹ nhàng bế mèo lên và lau khô.

Sử dụng khăn để lau khô hoàn toàn bộ lông màu. Trong trường hợp cần thiết bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để làm khô lông nhanh chóng hơn. Miễn là bạn sử dụng máy ở chế độ ấm hoặc mát, không để máy sấy quá gần chú mèo của bạn. Tuyệt đối không sấy lông mèo ở chế độ nóng, tránh ảnh hưởng không tốt cho bộ lông mèo.

4. Cách tắm cho mèo con 1 tháng tuổi

Chỉ tắm cho mèo khi thú cưng của bạn đã đạt được 1 tháng tuổi, độ tuổi này mèo vẫn còn khá nhỏ và non nớt, cần hạn chế tắm. Thay vào đó bạn có thể sử dụng sữa tắm khô chuyên dụng cho mèo hoặc thực hiện tắm ướt cho mèo con với các bước như sau:

  • Bước 1: Mở vòi nước chảy đến độ ấm vừa phải, không nóng quá, không lạnh quá
  • Bước 2: Giữ mèo con của bạn bằng 1 tay, tay kia làm ướt chân để mèo làm quen với nước
  • Bước 3: Cho 2 -3 giọt sữa tắm chuyên dụng dành cho lứa tuổi 1 tháng tuổi, tạo bọt ra tay và xoa đều lên khắp cơ thể mèo
  • Bước 4: Dùng tay lấy nước, xả hết xà phòng trên người mèo con, lau khô và giữ ấm cho mèo

Cần thực hiện thao tác tắm cho mèo nhanh gọn và giữ ấm cho mèo càng lâu càng tốt.

5. Cách tắm cho mèo con 2 tháng tuổi

Mèo 2 tháng tuổi còn khá nhỏ và non nớt, chính vì vậy để thực hiện cách tắm cho mèo thì bạn cần chuẩn bị dụng cụ tắm và nước tắm kỹ lưỡng hơn. Đối với mèo 2 tháng tuổi thì bạn sử dụng nước ấm vừa phải, không sử dụng nước lạnh.

Cho nước tiếp xúc với chân mèo đầu tiên để thú cưng làm quen với nước, sau đó bạn mới thực hiện xả nước thật nhẹ lên người. Trong quá trình tắm, bạn hãy thao tác nhẹ nhàng, an ủi thú cưng của mình, mọi hành động đểu phải diễn ra đều và nhẹ nhàng, đặc biệt cần tắm nhanh không ngâm mèo lâu trong nước.

6. Cách tắm cho mèo trưởng thành

Những con mèo trưởng thành có kích thước lớn có thể khí chìm và dòng nước chảy mạnh có thể khiến chúng sợ hãi. Thay vào đó, bạn có thể dùng gáo nước để làm ướt bộ lông và tắm cho chúng.

Nếu bạn có vòi xịt trên bồn rửa, hãy chú ý dùng với một lực nhỏ. Đặt vòi gần với lông để mèo không nhìn thấy vòi xịt. Không bao giờ xịt vào mặt mèo. Hãy dùng một chiếc khăn bông ẩm để lau mặt cho mèo. Luôn dùng một tay giữ mèo để ngăn mèo trốn thoát. Bắt đầu tắm cho mèo từ cổ và lưng; và cũng đừng quên phần dưới đuôi hoặc trên bụng mèo.

Cách tắm cho mèo trưởng thành

Sau khi tắm xong, quấn mèo vào khăn khô. Mèo lông ngắn nhanh khô nhưng mèo lông dài có thể cần hai hoặc nhiều khăn hơn để thấm bớt nước. Bạn cũng có thể sử dụng máy sấy để nhanh chóng làm khô lông mèo. Chỉ cần chú ý sấy lông mèo ở nhiệt độ thấp, tránh làm bỏng hoặc hỏng lông mèo là được.

===>>> Tham khảo thêm:

  • 2 Cách Dạy Mèo Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Trong Thau Cát Và Bồn Cầu
  • Nên Cho Mèo Con Ăn Gì Để Mập? Uống Sữa Gì?
  • Mèo Con Ăn Gì? Những Thức Ăn Cho Mèo Con An Toàn Nhất

7. Cách tắm cho mèo không bị cào

Mèo dù ngoan hiền đến như nào, khi tắm vẫn sẽ có kháng cự, đôi khi chúng có thể cào bạn. Để tắm cho mèo không bị cào, cách tốt nhất là hãy sử dụng dụng cụ cắt móng cho mèo trước khi tắm, điều này giúp bạn hạn chế tổn thương khi bị cào trong quá trình tắm. Bạn nên cắt móng cho mèo vào ngày hôm trước hoặc ít nhất vài giờ trước khi tắm nhé.

4 Một số lưu ý khi tắm cho mèo mà bạn nên biết

  • Một số con mèo sẽ thực sự thích tắm trong khi những con khác thì không. Hãy kiên nhẫn và không la mắng mèo trong khi tắm. Nếu mèo thực sự ghét tắm, hãy thử khen ngợi, nhờ một số người giúp đỡ hoặc rửa sạch xà phòng và thử lại vào lần sau.
  • Nếu việc tắm cho mèo tại nhà có vẻ quá khó khăn, bạn có thể nhờ đến dịch vụ chăm sóc mèo chuyên nghiệp. Mặc dù có thể tốn kém thêm một chút chi phí nhưng chú mèo của bạn sẽ được chăm sóc một cách cẩn thận với những người có kinh nghiệm.
  • Thử thả một quả bóng hoặc một món đồ chơi hấp dẫn khác của mèo xuống nước để dụ mèo chơi. Từ đó giúp giảm bớt cảm giác sợ nước cho mèo.
  • Đừng dìm mặt mèo xuống hoặc tạt nước vào nó; điều này có thể khiến chúng khó chịu và tìm cách “thoát thân” khỏi việc tắm rửa.
  • Tắm càng nhanh càng tốt, không gây căng thẳng cho mèo, tránh để mèo quá lạnh, đặc biệt là mèo con.

5 Một số câu hỏi thắc mắc khi thực hiện cách tắm cho mèo tại nhà

1. Tắm cho mèo bằng xà phòng lifebuoy được không?

Không. Lifebuoy có độ tẩy cao và nồng độ pH cao, khiến mèo sau khi tắm có thể bị khô da và lông, gây kích ứng và mất đi lớp bảo vệ tự nhiên cho da, khiến mèo có thể gặp phải một vài vấn đề về sức khỏe.

2. Tẩy giun cho mèo xong có được tắm không?

Bạn có thể tắm cho mèo trưởng thành sau khi tẩy giun bên trong và trước hoặc 3 ngày sau.

3. Tắm cho mèo bằng sữa tắm của người được không?

Không. Sữa tắm của người không sử dụng được cho động vật, bởi độ pH trong sữa tắm của người thường cao, có chất tẩy hoặc hương liệu, điều này khiến mèo dễ bị kích ứng da, rụng lông, khô da, nghiêm trọng có thể bị viêm da, hoặc rụng lông từng mảng. Do đó, hãy sử dụng sữa tắm cho mèo chuyên dụng.

4. Nên tắm cho mèo mấy lần 1 tuần?

Chỉ nên tắm 1 lần/ tuần cho mèo của bạn, không nên lạm dụng tắm thường xuyên, khiến da mèo bị khô, mất khả năng bảo vệ tự nhiên của da, khiến mèo dễ gặp vấn đề về da và hô hấp. Đối với mèo mới đẻ, đợi tới 6 tuần tuổi bạn mới cho mèo tắm lần đầu tiên nhé.

5. Cách tắm cho mèo Anh lông ngắn tại nhà

Mèo Anh lông ngắn không cần dùng tới nước, bạn chỉ cần dùng sữa tắm chuyên dụng cho giống mèo Anh, thoa lên người và dùng lược để chải đều lông mèo là được.

6. Nên tắm cho mèo bằng gì là an toàn nhất?

Bạn có thể sử dụng sản phẩm sữa tắm dành riêng cho mèo theo từng độ tuổi hoặc đơn giản là dùng nước ấm hoặc nước muối đã có thể làm sạch lông mèo rồi.

7. Nếu không có sữa tắm cho mèo thì tắm bằng gì?

Nếu không có sữa tắm cho mèo thì bạn chỉ cần nước ấm hoặc nước muối để làm sạch lông mèo là được.

6 Mua sữa tắm cho mèo chính hãng, giá tốt ở đâu?

Sàn thương mại điện tử Chiaki

  • Website: Chiaki.vn
  • Hotline: 0932.888.300
  • Email: cskh@chiaki.vn
  • Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Showroom: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Khi mua các sản phẩm thú cưng tại Chiaki.vn bạn sẽ được hưởng những quyền lợi:

  • 100% sản phẩm chính hãng.
  • Hoàn tiền, đổi trả trong 5 ngày nếu có lỗi của nhà sản xuất.
  • Giao hàng thu tiền, thanh toán online nhiều phương thức.
  • Miễn phí giao hàng (Cho đơn từ 300K trong nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).

Trên đây là một số thông tin về cách tắm cho mèo mà mình đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin cung cấp trong bài viết, các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích trong việc tắm cho mèo con cũng như mèo trưởng thành. Từ đó có thêm kinh nghiệm cho mèo, giúp việc tắm cho mèo trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúc các bạn thành công!