Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp để sung túc cả năm 2024

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video nên cúng ông táo vào giờ nào

Lễ cúng ông Công ông Táo đã trở thành một tập tục và là nghi lễ quan trọng nhân dịp Tết nguyên đán hàng năm theo văn hóa của người Việt ta. Vậy trong năm 2024 nên cúng ông táo ngày nào? Đâu là khung giờ tốt để cúng ông Táo? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý ngày và giờ cúng ông Công ông Táo cụ thể và những thông tin quan trọng khác.

Cúng ông Táo ngày nào đẹp 2024?

Ngày ông Công ông Táo là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch) hàng năm. Chiếu theo lịch dương 2024 năm nay, ngày ông công ông táo sẽ rơi vào Thứ 6 ngày 02/02/2024, ngày Ất Sửu thuộc hoàng đạo Kim Đường.

Theo truyền thuyết dân gian, Táo Quân – ba vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc – sẽ cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo mọi sự việc lớn nhỏ của gia đình đã diễn ra trong năm qua. Các vị Táo quân sẽ bẩm báo trực tiếp đến Ngọc Hoàng để ngài quyết định về việc thưởng phạt cho gia đình.

Vậy nếu gia đình bạn không thể sắp xếp để cúng vào ngày 23 tháng Chạp thì có thể cúng ông Công ông Táo ngày bao nhiêu? Dưới đây là ngày đẹp phù hợp để thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo mà bạn có thể tham khảo:

  • Thứ 7, Ngày 17 tháng Chạp âm lịch, nhằm ngày 27/01 dương lịch, là ngày Canh Dần, thuộc hoàng đạo Kim Quỹ
  • Chủ Nhật, Ngày 18 tháng Chạp âm lịch, nhằm ngày 28/01 dương lịch, là ngày Tân Mão, thuộc hoàng đạo Kim đường
  • Thứ 3, Ngày 20 tháng Chạp âm lịch, nhằm ngày 30/01 dương lịch, là ngày Quý Tỵ, thuộc hoàng đạo Ngọc đường

Cúng ông Táo giờ nào đẹp 2024?

Theo quan niệm dân gian thì bên cạnh ngày cúng, giờ đẹp cúng ông công ông táo cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến vận may của gia đình trong năm mới. Và nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết nên cúng ông công ông táo vào ngày nào giờ nào thì có thể tham khảo các ý kiến dưới đây:

  • Ngày 17 tháng Chạp (27/01 dương lịch) có các khung giờ tốt sau đây: Giờ Tý (23h-1h), Giờ Thìn (7h-9h), Giờ Tỵ (9h-11h), Giờ Mùi (13h-15h), Giờ Tuất (19h-21h).
  • Ngày 18 tháng Chạp (28/01 dương lịch) có các khung giờ tốt sau đây: Giờ Tý (23h-1h), Giờ Dần (5h-7h), Giờ Ngọ (11h-13h), Giờ Mùi (13h-15h), Giờ Dậu (17h-19h).
  • Ngày 20 tháng Chạp (30/01 dương lịch) có các khung giờ cúng ông táo sau đây: Giờ Sửu (1h- 3h), Giờ Thìn (7h- 9h), Giờ Ngọ (11h-13h), Giờ Mùi (13h-15h), Giờ Tuất (19h-21h), Giờ Hợi (21h-23h).
  • Ngày 23 tháng Chạp (02/02 dương lịch) có các khung giờ tốt sau: Giờ Dần (3h-5h), Giờ Mão (5h-7h), Giờ Tỵ (9h-11h), Giờ Thân (15h-17h), Giờ Tuất (19h-21h), Giờ Hợi (21h-23h).

Lưu ý: Trong điều kiện bất khả kháng thì gia đình cũng có thể cúng vào những khung giờ khác nhưng cần phải hoàn tất nghi lễ này trước 12 giờ trưa của ngày 23 tháng Chạp, không thì sẽ chậm trễ việc đưa Táo quân về chầu trời.

FAQ – Một số thắc mắc thường gặp về cúng ông Táo ngày nào?

Không chỉ quan tâm việc cúng ông Công ông Táo ngày nào mà nhiều người còn băn khoăn về một vài vấn đề khác cũng liên quan đến nghi lễ cúng kiếng này, hãy xem bạn có cùng thắc mắc không nhé.

Nếu cúng ông Công ông Táo không đúng ngày thì có xui không?

Việc cúng ông Táo là truyền thống cũng như là nghi lễ quan trọng mỗi khi Tết đến xuân về, bạn có thể cúng trước tuy nhiên không nên cúng trước quá sớm vì có thể không đưa các vị Táo quân về trời được và hãy thật thành tâm, tin tưởng khi cúng, sẽ không ảnh hưởng đến vận may của bạn sau này.

Bên cạnh đó, chuyên gia Nguyễn Trọng Tuệ cũng nhắc nhở rằng nhiều người thường chỉ cúng tiễn chứ không cúng mời Táo quân về lại nhà mình, những trường hợp này Táo quân cũng sẽ tự về lại nhà nhưng thực hiện lễ cúng mời về sẽ thể hiện sự tôn nghiêm hơn.

Cần chuẩn bị mâm cúng như thế nào?

Bên cạnh quan tâm cúng ông Táo mấy giờ thì bạn cũng hãy chuẩn bị mâm cúng thật kỹ càng, tươm tất để thể hiện lòng thành. Mâm cúng ông Táo thường gồm những vật sau đây:

  • Mâm cỗ mặn hoặc chay: Bao gồm các món ăn truyền thống và những món mà gia đình thích, tránh thực phẩm mang ý nghĩa tiêu cực như thịt chó, thịt chim.
  • Lễ vật: Hoa quả, tiền vàng, trà, trầu cau và không thể thiếu 3 bộ áo mũ Táo quân, đôi hia và mâm ngũ quả.
  • Cá chép: Chuẩn bị 1- 3 con cá chép thật hoặc cá giấy để tiễn ông Công ông Táo về trời tùy vào truyền thống gia đình hoặc địa phương.

>> Tham khảo mâm cúng ông Táo đơn giản đầy đủ cho 3 miền

Khi nào cúng rước ông Táo về lại nhà?

Theo nghi thức dân gian, ngày 30 tháng Chạp (hoặc 29 tháng Chạp tùy năm) sẽ làm mâm cúng để rước ông Táo về lại nhà. Tuy nhiên, ở một số địa phương khác, lễ cúng rước ông Táo sẽ được thực hiện trước mùng 7 tháng Giêng.

Lễ vật tương tự mâm cúng đưa ông Táo, thời gian thường là 23h đến 23h45 trước Giao thừa năm mới.

>> Tham khảo thêm:

  • Mâm cúng ngày Tất niên tươm tất cho 3 miền
  • Mâm cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời

Cúng ông Táo ngày nào? cúng ông táo giờ nào tốt đã được đề cập chi tiết ở bài viết trên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chủ động trong việc chuẩn bị lễ cúng ông Táo cho dịp Tết nguyên đán năm nay.