Gội đầu, rửa mặt, tắm: Làm cái gì trước?
Theo bác sĩ Tương Văn Trung, Bệnh viện Nhân dân thứ ba Hàng Châu (Trung Quốc), tốt hơn hết nên rửa mặt trước, tắm xong rồi gội đầu.
- Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vướng mắc và kiến nghị
- Bầu ăn tía tô được không? 3 cách nấu tía tô khi mang thai!
- Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) là gì? Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
- Uống trinh nữ hoàng cung bị chóng mặt không?
- do cau ca, day cau ca, luoi cau ca, phao cau ca, ban buon ban le do cau ca, tong dai ly day do cau ca, can cau ca, can cau ca gia re, can cau shimano, may cau shimano, daiwa, can cau cu, can cau luc
Rửa mặt trước khi tắm:
Bạn đang xem: Gội đầu, rửa mặt hay tắm, điều nào làm trước, điều nào làm sau để giữ da sáng đẹp, mềm mịn?
Lúc tắm, cơ thể con người tiếp xúc với nước ấm và tăng nhiệt. Khi đó, lỗ chân lông trên cơ thể, trên mặt sẽ mở rộng. Nếu lúc này bạn chưa rửa mặt, các chất bụi bẩn ở trên mặt sẽ nhân cơ hội tiến sâu, xâm nhập nhiều hơn vào lỗ chân lông, vào sâu trong da.
Theo thời gian, lỗ chân lông sẽ càng trở nên “chật chội” bởi những bụi bẩn chưa được làm sạch này, từ đó sẽ khiến mụn không ngừng tăng lên.Chú ý nên rửa mặt bằng nước ấm. Nếu rửa bằng nước lạnh thì lỗ chân lông sẽ se khít lại, những bụi bẩn trong lỗ chân lông sẽ khó được làm sạch. Còn nếu nước quá nóng sẽ làm tăng lượng dầu trên da và dẫn đến lão hóa da nhanh.
Tắm trước khi gội đầu:
Xem thêm : Nguyên nhân bạo lực học đường: Phải chăng do “lỗi hệ thống”?
Phương pháp tắm sai thực sự có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa đông khi chênh lệch nhiệt độ phòng tắm với bên ngoài khá lớn. Bởi vậy, nên thực hiện đúng thứ tự, tắm trước gội đầu sau.
Bởi vì mạch máu của con người rất mỏng và yếu, đột ngột tiếp xúc với nước nóng sẽ gây phình đột ngột, có thể dẫn đến trường hợp bị vỡ. Mùa đông, đầu tiếp xúc ngay với nước nóng sẽ khiến máu nhanh chóng dồn lên phần đầu.
Lúc này mà gội đầu ngay lập tức, nó có thể dẫn đến máu lưu thông kém. Về lâu về dài, nó có thể gây ra các bệnh về mạch máu não hoặc thậm chí xuất huyết não. Do đó, nên tắm rửa trước để phần đầu tiếp xúc dần với nhiệt độ ấm, cao; tránh cho não bộ chúng ta bị “sốc”.
Tắm bồn sẽ giúp da bổ sung thêm độ ẩm?
Tắm vòi có thể giúp cơ thể loại bỏ sự mệt mỏi trong một khoảng thời gian ngắn, nước xịt từ vòi có tác dụng massage toàn thân.
Ngoài ra, dưới tác động của lực, nước chảy với tốc độ cao, phân tử nước bị tách ra rồi sản sinh ra ion âm. Ion âm có lợi cho con người, loại bỏ bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Bởi vậy, vòi sen được coi là “máy tạo ion âm tự nhiên”.
Xem thêm : Mách mẹ 10 cách làm cháo cá hồi cho bé ăn dặm bổ dưỡng
Bên cạnh đó, tắm bồn có thể giúp massage cơ thể một cách tự nhiên. Vì sức nổi, trọng lượng của bản thân sẽ giảm xuống, từ đó giúp giảm căng cơ, giảm áp lực lên xương, loại bỏ mệt mỏi. Ngoài ra, khi ngâm mình trong nước nóng, nhiệt độ cơ thể tăng dẫn đến đổ nhiều mồ hôi và thúc đẩy lưu thông máu.
Tuy nhiên, theo phát ngôn viên của Học viện Da liễu Hoa Kỳ Lauren Ploch cho biết: “Mặc dù cả hai đều có thể giúp làm sạch cơ thể nhưng việc ngâm bồn tắm có thể gây khô da”.
Tắm bồn mặc dù sẽ giúp cơ thể tiếp xúc nhiều hơn, lâu hơn với nước, nhưng da không vì thế mà hấp thụ nước nhiều hơn. Bên cạnh đó, sau khi tắm xong với nước nóng, nhiệt độ da tăng cao, sự tản nhiệt diễn ra nhanh hơn.
Điều này không chỉ làm bay hơi nước trên bề mặt da, mà còn lấy đi một phần nước ở lớp da sừng sẽ khiến da bị khô hơn, đặc biệt vào mùa đông. Bởi vậy, tắm bồn sẽ không giúp da thêm độ ẩm, ngược lại làm khô da. Cho nên, tắm vòi tốt cho da hơn tắm bồn.
Nếu vẫn muốn tắm bồn, bạn nên chăm chỉ thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm và vào các thời điểm khác trong ngày.
Nguồn: QQ, Sohu và Kuaibao
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp