Nhằm hạn chế một số trường hợp như việc truy xuất tìm kiếm dữ liệu bị chậm, khó bảo quản,… người ta tạo ra cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Vì vậy, trong bài viết dưới đây FUNiX sẽ làm rõ hai khái niệm này là gì?
- Lợi ích của cơ sở dữ liệu định hướng tài liệu AI trong kỷ nguyên Big Data
- Vai trò của Cơ sở dữ liệu đồ thị AI trong khoa học và phân tích dữ liệu
- Cơ sở dữ liệu định hướng tài liệu AI: Giải pháp trong lưu trữ và truy xuất dữ liệu
- Vai trò của AI trong việc tăng cường bảo mật cơ sở dữ liệu
- Ưu điểm và hạn chế của cơ sở dữ liệu đám mây
>> Các hệ cơ sở dữ liệu (Database systems)
- Tắc kè vào nhà có nên đuổi ra không?
- Năm 2023 là năm con gì? Mệnh gì? Người tuổi nào gặp nhiều may mắn trong năm này?
- Trên thị trường, khi giá cả tăng lên, cầu sẽ
- Tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự 1999
- Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn? Dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật
Nhằm hạn chế một số trường hợp như việc truy xuất tìm kiếm dữ liệu bị chậm, khó bảo quản,… người ta tạo ra cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Mặc dù, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa chúng.
Bạn đang xem: Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu
Được biết, tập hợp các dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nhất định nhằm mục đích dễ dàng quản lý bao gồm đọc, thêm, xóa, sửa dữ liệu… được gọi là cơ sở dữ liệu.
Ví dụ: Danh sách khách hàng của một cửa hàng giày dép với 4 trường dữ liệu là họ và tên khách hàng, số điện thoại, địa chỉ, sản phẩm mua.
Sự khác biệt cơ bản giữa 2 cơ sở dữ liệu này thông thường nằm ở tính cấu trúc sắp xếp có hệ thống. Nếu chỉ là dữ liệu thì có thể có bất cứ thông tin nào và chúng sẽ không được sắp xếp hay cấu trúc theo một trật tự nào cả. Ngược lại với cơ sở dữ liệu, chúng luôn được cấu trúc một cách rõ ràng. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận một tập hợp dữ liệu không được coi là một cơ sở dữ liệu, khi chúng không có cấu trúc hệ thống nhất định.
Việc sử dụng hệ thống này sẽ khắc phục một số nhược điểm của cách lưu trữ dưới dạng hệ thống tập tin, đó là: giảm trùng lặp thông tin, có thể truy xuất dữ liệu theo nhiều cách và tăng khả năng chia sẻ thông tin hiệu quả.
>>> Đọc ngay: FUNiX – Học lấy bằng đại học trực tuyến giá trị ngang bằng đại học chính quy
2. Khái niệm về hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Mọi cơ sở dữ liệu, sau khi được tạo ra đều cần được lưu trữ lại. Để thực hiện việc lưu trữ này, cần sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu khi lưu trữ cơ sở dữ liệu cần đảm bảo được được tính cấu trúc. Ngoài ra, nó cũng cần phải hỗ trợ việc đọc, chỉnh sửa, thêm, khôi phục và xóa dữ liệu trên cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Xem thêm : Canh ngó ( bồng )khoai nấu tôm khô đậm đà thơm ngon
Hiểu đơn giản, hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ thống tự động giúp người dùng có thể kiểm soát các thông tin, tạo, cập nhật và duy trì các cơ sở dữ liệu. Trong đó, hai thành phần chính là: Bộ xử lý truy vấn và bộ quản lý dữ liệu.
Tương tự như ví dụ trên, chúng ta có thể lưu danh sách khách hàng này trên một bảng tính Excel hoặc một tập tin CSV. Trong đó, CSV (comma separated value) được hiểu là một loại cấu trúc tập tin đơn giản sử dụng dấu phẩy (,) để phân biệt giữa các trường dữ liệu.
Theo đó, CSV không được coi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu vì chúng không hỗ trợ việc đọc, xóa và chỉnh sửa thông tin một cách dễ dàng.
Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện này có thể kể đến như: Microsoft Access, MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server… Với Excel, đây không được coi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Databases), nhưng vẫn được coi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho cơ sở dữ liệu phẳng (Flat0file Databases).
Lợi ích của việc sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu này là giúp các nhà quản trị hệ thống dễ dàng thực hiện các thao tác như tìm kiếm, lọc, xóa, chỉnh sửa hay tạo mới dữ liệu trên cơ sở dữ liệu. Để làm được điều này trên các hệ quản trị cơ sở dữ liệu các nhà quản trị hệ thống thường sử dụng ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc: Structured Query Language hay SQL.
2 cơ sở dữ liệu này được sử dụng thường xuyên trong việc quản lý thông tin của các đơn vị, tổ chức. Vì vậy, khi hiểu rõ 2 khái niệm này sẽ giúp bạn sẽ biết cách phân biệt cũng như sử dụng chúng sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm khóa học lập trình viên của FUNiX: Khóa học lập trình cơ bản
Như vậy, bài viết trên đây FUNiX vừa giới thiệu xong đến bạn khái niệm, cùng các lợi ích của cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu khi sử dụng. Mong rằng nội dung chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn đọc.
Xem thêm : 100+ Mẫu hoa cưới đẹp cầm tay và để bàn (mẫu mới hot) 2024
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về khóa học lập trình đi làm ngay. Hãy liên hệ với FUNiX ngay tại đây:
>>> Xem thêm chuỗi bài viết liên quan:
Cách kết nối với cơ sở dữ liệu Postgres trong ứng dụng Go với GORM
Những điều bạn cần biết về môn học Cơ sở dữ liệu và giải thuật
Một số thay đổi trong môn học Các hệ cơ sở dữ liệu (phiên bản nâng cấp)
Cách sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server bằng SSMS
Phạm Thị Thanh Ngọc
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp