[Giải đáp nhanh] Ngân hàng có phải là doanh nghiệp không?

Nền kinh tế phát triển kéo theo hệ thống ngân hàng cũng ngày một phát triển. Từ những hệ thống ngân hàng, ngày nay nhà nước đã có những thay đổi về cơ cấu tổ chức hệ thống ngân hàng. Vậy ngân hàng có phải là doanh nghiệp không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Ngân hàng có phải doanh nghiệp không?

Câu trả lời là Có. Ngân hàng có được gọi là doanh nghiệp.

2. Ngân hàng doanh nghiệp gì?

Ngân hàng là tổ chức hay doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như: nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán chi phiếu, các dịch vụ khác cho người dân. Ngân hàng hoạt động như một cầu nối trung gian giữa nhà cung cấp vốn và người sử dụng vốn, ngân hàng sẽ thu tiền từ ba nguồn: tài khoản séc, tiền gửi kỳ hạn và tiết kiệm, vay ngắn hạn từ các ngân hàng khác, vốn cổ phần.

Ngoài vai trò trung gian tín dụng, ngân hàng sẽ có những hoạt động đại diện với một số chức năng liên quan cho khách hàng như: thực hiện thanh toán cho bên thứ ba, mua hoặc bán chứng khoán, thực hiện quản lý tiền mặt cho khách hàng là công ty. Cung cấp các hộp ký gửi đảm bảo an toàn, quản lý tài khoản do sự uỷ thác của các cá nhân hay tổ chức, thanh toán chi phiếu và hối phiếu cho các định chế tài khác.

1-ngan-hang-co-phai-la-doanh-nghiep-khong

Ngân hàng

3. Đặc điểm của Ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế bởi chúng cung cấp các dịch vụ quan trọng cho cả hai đối tượng là người dân và doanh nghiệp. Là nơi an toàn để cung cấp dịch vụ tài chính, lưu giữ tiền mặt cho khách hàng. Thông qua các tài khoản: thanh toán, tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, một cá nhân có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng như: rút tiền, gửi tiền, thanh toán hoá đoan, gửi tiết kiệm vào ngân hàng và kiếm lại từ các khoản đầu tư của mình.

Ngân hàng cũng cung cấp nhiều cơ hội cho người dân và các doanh nghiệp đó chính là tín dụng. Số tiền khi được gửi tại ngân hàng được sử dụng để cho cá nhân, doanh nghiệp khác vay nợ dài hạn như mua nhà, xe, thế chấp,…Quá trình đó giúp tạo thanh khoản trên thị trường, tạo tiền và duy trì nguồn tiền.

Đối với ngân hàng, chủ sở hữu chính là cổ đông, mục tiêu của ngân hàng chính là kiếm được lợi nhuận bằng cách tính lại nhiều hơn cho các khoản vay và các khoản nợ khác mà họ cho khách hàng vay với số tiền họ trả cho những người sử dụng phương tiện tiết kiệm của họ. Ví dụ: ngân hàng sẽ trả lại 2% cho các khoản tiết kiệm và tính lãi 7% cho các khoản vay, từ đó ngân hàng có thể kiếm được 6% tiền lợi nhuận cho chủ sở hữu. Các ngân hàng cũng phân loại quy mô dựa vào vị trí và đối tượng phục vụ: từ tổ chức lớn đến tổ chức nhỏ, từ cộng đồng dân cư đến ngân hàng thương mại lớn.

2-ngan-hang-co-phai-la-doanh-nghiep-khong

Các hoạt động ngân hàng

Các hệ thống ngân hàng hiện nay tại Việt Nam với vai trò quản lý tổ chức tín dụng gồm có:

  • Ngân hàng thương mại ( thương mại nhà nước, thương mại cổ phần…)
  • Ngân hàng chính sách (Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển)
  • Ngân hàng hợp tác quỹ tín dụng
  • Ngân hàng khác
  • Công ty tài chính: không nhận được tiền gửi của cá nhân, không làm dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
  • Công ty cho thuê tài chính
  • Quỹ tín dụng nhân dân với mục đích tương trợ giữa các thành viên, cho các thành viên vay hoặc các đối tượng ngoài thành viên gửi.
  • Tổ chức tài chính vi mô

4. Các hoạt động của ngân hàng hiện nay

  • Hoạt động nhận tiền: Ngân hàng sẽ nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới hình thức: có kỳ hạn, không kỳ hạn, gửi tiết kiệm, ký phiếu, tín phiếu,.. và các hình thức khác theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thoả thuận giữa ngân hàng và bên gửi.
  • Hoạt động cấp tín dụng: Đây là hoạt động thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
  • Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Đây là hoạt động việc cung ứng phương tiện thanh toán; thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
  • Hoạt động cho vay: Đây là hoạt động thực hiện dưới hình thức cấp tín dụng, qua đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

3-ngan-hang-co-phai-la-doanh-nghiep-khong

5. Các loại hình ngân hàng

Có thể thấy rằng ngoài các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước, hoặc tổ chức là phi lợi nhuận, còn lại thì các ngân hàng xí nghiệp tư nhân đều hoạt động thu lợi nhuận. Các hoạt động của ngân hàng có thể được chia thành các hoạt động chính đó là:

  • Hoạt động bán lẻ: Làm việc trực tiếp với các cá nhân và công ty nhỏ
  • Hoạt động ngân hàng công ty: Hướng đến các công ty quy mô lớn
  • Hoạt động ngân hàng tư nhân: Cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản cho các cá nhân với giá trị ròng cao.
  • Hoạt động ngân hàng đầu tư: liên quan đến các thị trường tài chính và các hoạt động tại đó.

Công ty Cổ phần thuế kế toán Luật Minh Châu là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ hoạt đồng và thành lập doanh nghiệp, với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệp, chuyên môn cao sẽ đem đến những dịch vụ uy tín tốt nhất cho khách hàng

Liên hệ với Kế toán Minh Châu qua hotline 0937967242 hoặc truy cập website https://ketoanminhchau.com/ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất bạn nhé!

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại link: https://ketoanminhchau.com/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tai-bien-hoa-tot-nhat/