Ngân hàng nhà nước là ngân hàng nào? Những ngân hàng nào thuộc nhà nước Việt Nam? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
I. Ngân hàng nhà nước là gì?
Ngân hàng nhà nước là ngân hàng trung ương (viết tắt NHTW), trực thuộc Chính Phủ Việt Nam. Là cơ quan phụ trách việc phát hành, quản lý tiền tệ và tham mưu mọi chính sách liên quan tới tiền tệ như: Vấn đề phát hành tiền tệ, các chính sách về lãi suất, chính sách tỷ giá đến soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng, quản lý việc dự trữ ngoại tệ và các tổ chức tín dụng.
Bạn đang xem: Danh sách Ngân hàng nhà nước ở Việt Nam [Cập nhật 2024]
>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Ngân hàng thương mại nhà nước là gì? – Luật ACC hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Ngân hàng thương mại nhà nước là gì? – Luật ACC
II. Thông tin chung
Hiện nay, có hơn 50 ngân hàng đang hoạt động tại lãnh thổ Việt Nam thì chỉ có 9 ngân hàng thuộc nhà nước quản lý.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng nhà nước) là cơ quan trung ương quan trọng của Việt Nam, thuộc quản lý của Chính phủ. Vai trò của Ngân hàng nhà nước rất quan trọng và đa dạng, bao gồm:
Phát hành và quản lý tiền tệ: Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ quản lý quá trình phát hành và quản lý tiền tệ của quốc gia. Điều này bao gồm việc quyết định về việc in tiền và điều tiết cung cấp tiền tệ để đảm bảo ổn định giá trị tiền tệ và nhu cầu kinh tế.
Chính sách tỷ giá: Ngân hàng nhà nước định ra chính sách tỷ giá để quản lý giá trị của đồng tiền quốc gia so với các đồng tiền khác. Chính sách này có thể ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, dòng vốn và cân đối thanh toán của đất nước.
Chính sách lãi suất: Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường tài chính để điều chỉnh lãi suất. Điều này ảnh hưởng đến việc cho vay, đầu tư và tiêu dùng của cá nhân và doanh nghiệp.
Quản lý dự trữ ngoại tệ: Ngân hàng nhà nước quản lý dự trữ ngoại tệ của quốc gia để đảm bảo tính ổn định của thị trường tiền tệ và khả năng thanh toán đối ngoại.
Soạn thảo và đề xuất luật về ngân hàng: Ngân hàng nhà nước đóng vai trò trong việc soạn thảo và đề xuất các dự thảo luật về hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh ngân hàng ổn định và an toàn.
Thẩm quyền xem xét việc thành lập các tổ chức tài chính: Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền xem xét và quyết định về việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng mới, đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của ngành ngân hàng và tài chính.
Tham gia tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng nhà nước tham gia các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới và IMF để tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia khác.
Giáo dục và tư vấn: Ngân hàng nhà nước giáo dục và tư vấn cơ quan, tổ chức và công chúng về các vấn đề liên quan đến tiền tệ, ngân hàng và tài chính.
Với những chức năng quan trọng này, Ngân hàng nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định tài chính, phát triển kinh tế và bảo vệ lợi ích quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính.
III. Phân loại ngân hàng nhà nước
1. Ngân hàng thương mại quốc doanh
Định nghĩa: Là ngân hàng thương mại được mở bằng 100% nguồn vốn từ ngân sách của nhà nước. Hiện nay, để nâng cao tính hội nhập kinh thế và thu hút nguồn vốn thì các ngân hàng thương mại Quốc doanh bắt đầu ban hành nhiều hình thức như: Phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng nhằm nâng cao nguồn vốn ban đầu.
- Ngân hàng Quốc danh bao gồm các ngân hàng:
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
- Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank).
- Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank).
- Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB).
2. Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước trên 50%
Định nghĩa: Là ngân hàng được thành lập dưới sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân hoặc công ty theo cổ phần. Trong đó nguồn vốn nhà nước chiếm hơn 50% cổ phần của ngân hàng đó.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần bao gồm các ngân hàng:
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
3. Ngân hàng chính sách
Xem thêm : Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa, Tết Nguyên đán 2023?
Là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ Việt Nam đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác.
Ngân hàng chính sách bao gồm các ngân hàng:
- Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)
IV. Danh sách ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước hiện nay
1. Ngân hàng chính sách
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)
Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện tích cực các giải pháp của Chính phủ như việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, giúp phát hiển kinh tế xã hội cho đất nước.
- Tên giao dịch: The Vietnam Development Bank – VDB
- Địa điểm: 25A Cát Linh, Hà Nội
- Website: https://vdb.gov.vn
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)
Ngân hàng được thành lập dựa theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ với mục đích tách tín dụng chính sách khỏi tín dụng thương mại. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hoạt động phi lợi nhuận và là ngân hàng phục vụ những người nghèo. Sự ra đời của ngân hàng này nhằm để người nghèo tiếp cận được những chủ trưởng và chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Tên giao dịch: Vietnam Bank for Social Policies – VBSP
- Địa điểm: Tòa CC5, Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Website: vpsp.org.vn
2. Ngân hàng Quốc doanh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Đây là ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Từ nguồn vốn của mình, Agribanl đã và đang tạo nên nhiều thay đổi tích cực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề việc làm, kết cấu hạ tầng nông thôn và ổn định kinh tế xã hội tại khu vực nông thôn Việt Nam.
- Tên giao dịch: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Agribanl
- Địa điểm: Số 02 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
- Website: agribank.com.vn
- Swift code: VBAAVNVX
Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB Bank)
- Tên giao dịch: Construction Commercial One Member Limited Liability Bank – CBBank
- Địa chỉ: 145-147-149 Hùng Vương – P.2 – TP Tân An – Long An
- Thông tin chi tiết: Ngân hàng CB
- Swift code: GTBAVNVX
CB có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng cùng hệ thống 112 điểm hoạt động trên toàn quốc. Là Ngân hàng Nhà nước được hỗ trợ toàn diện của Vietcombank về quản trị, công nghệ, khách hàng, thanh khoản…Ngân hàng Xây dựng định hướng phát triển và trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank)
- Tên giao dịch: Ocean Commercial One Member Limited Liability Bank – OceanBank
- Địa chỉ: 199 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
- Thông tin chi tiết: Ngân hàng Oceanbank
- Swift code: OJBAVNVX
Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại, phù hợp nhu cầu mỗi khách hàng. OceanBank nỗ lực thực hiện kế hoạch hành động hướng về khách hàng bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank)
Cái tên tiếp theo nằm trong danh sách ngân hàng việt nam thuộc sở hữu nhà nước là GPBank.
- Tên giao dịch: Global Petro Commercial One Member Limited Bank – GP Bank
- Địa chỉ: 109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Thông tin chi tiết: Ngân hàng GP Bank
- Swift code: GBNKVNVX
3. Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước trên 50%
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Nằm trong Top 30 ngân hàng có tài sản lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, Top 1.000 ngân hàng tốt nhất trên thế giới (Tạp chí The Banker bình chọn), ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được các khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng là một trong các thương hiệu uy tín và lớn nhất Việt Nam.
- Tên giao dịch: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam
- Địa điểm: Tháp BIDV 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Website: bidv.com.vn
- Swift code: BIDVVNVX
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
Được thành lập từ năm 1988, VietinBank là ngân hàng thương mại lớn, đang giữ một vai trò quan trọng của ngành Ngân hàng Việt Nam. Hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trải rộng toàn quốc với trên 1000 phòng giao dịch.
- Tên giao dịch: Vietnam Joint Stock Commercial Banl of Indusstry and Trade
- Địa điểm: 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Website: www.vietinbank.vn
- Swift code: ICBVVNVX
Xem thêm : Công dụng của hoa tam thất với sức khỏe
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VietcomBank)
VietcomBank là ngân hàng TMCP đầu tiên mà Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa. Từ đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong sự ổn định và phát triển nền kinh tế của đất nước.
- Tên giao dịch: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam
- Địa điểm: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Website: www.vietcombank.com.vn
- Swift code: BFTVVNVX.
Như vậy có tất cả 6 ngân hàng 100% là thuộc sở hữu nhà nước và 3 ngân hàng Thương mại cổ phần với 50% vốn được từ nhà nước hiện nay. Người tiêu dùng có thể cân nhắc lựa chọn một trong số các ngân hàng Nhà nước trên trải nghiệm những dịch vụ tài chính tốt nhất. Chúc các bạn lựa chọn thành công.
IV. Bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam (BIG 4)
Bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất tại Việt Nam là:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam – SBV): Là ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tiền tệ, hoạt động chính của SBV bao gồm điều tiết chính sách tiền tệ, kiểm soát hệ thống tài chính và đảm bảo ổn định của thị trường tài chính.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Agribank): Agribank tập trung vào hỗ trợ và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và các ngành liên quan bằng cách cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính đáp ứng nhu cầu của người nông dân và cộng đồng nông thôn.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade – VietinBank): VietinBank là một ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam, cung cấp đa dạng dịch vụ tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm cả các sản phẩm tín dụng, thanh toán và đầu tư.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade – Vietcombank): Vietcombank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, chuyên về dịch vụ ngân hàng ngoại thương và tài chính đa ngành. Ngân hàng này cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế, hỗ trợ thương mại quốc tế và nhiều dịch vụ tài chính khác.
Những ngân hàng này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và phát triển kinh tế, tài chính và ngân hàng tại Việt Nam.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
V. Mọi người cũng hỏi
1. Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng nào?
– Ngân hàng Nhà nước (NHNN) của một quốc gia thường là ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng quốc gia. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve) chính là Ngân hàng Nhà nước.
2. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Nhà nước là gì?
– Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Nhà nước thường bao gồm quản lý chính sách tiền tệ, kiểm soát lãi suất, quản lý nguồn cung tiền, và duy trì sự ổn định tài chính trong quốc gia. Những công việc này được thực hiện để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế và đối phó với các tình huống khẩn cấp.
3. Ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia không?
– Có, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia. Họ thường là cơ quan quản lý tiền tệ, thực hiện chính sách tín dụng và tiền tệ, và có tầm ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế. Việc điều hành mức lãi suất, kiểm soát nguồn cung tiền, và đảm bảo sự ổn định tài chính là một số ví dụ về vai trò quan trọng của Ngân hàng Nhà nước.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp