Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An tại Hội thảo “Phát triển công nghiệp – đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” diễn ra chiều ngày 19/7.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An
Bạn đang xem: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, nhìn lại thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng, lĩnh vực công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt được những bước tiến vượt bậc, mang lại diện mạo mới cho hầu hết các địa phương của vùng. Trong đó, có địa phương của vùng đã thay da đổi thịt, vươn lên từ một tỉnh thuần nông nghèo thành cánh chim đầu đàn về phát triển công nghiệp, xuất khẩu hàng hoá của cả nước như Bắc Ninh; có những địa phương đã hoàn nhiệm vụ trọng yếu kết nối các hoạt động tăng trưởng về kinh tế và công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
“Trong gần 17 năm qua, công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng mà nổi bật là Tiểu vùng Bắc đồng bằng sông Hồng, còn gọi là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ” – Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.
Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của vùng có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; tạo nền tảng để phát triển bền vững, tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động, thu hút lao động từ nông nghiệp, nông thôn; tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn trong vùng.
Xem thêm : 4 cách tra cứu vận đơn bưu điện, bưu cục VNPost nhanh
Quá trình thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 mặc dù chịu không ít tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp của hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng luôn giữ vững và duy trì đà tăng trưởng cao. Quy mô, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng; tỉ trọng của khu vực nông nghiệp giảm; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An dẫn chứng, tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 cả vùng ước đạt 251 nghìn tỷ đồng; đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt 319,18 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 4,9%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020 đạt 551,77 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 11,75%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, thành phố Hà Nội đạt giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất, tiếp đến là Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh…
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng
Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 của Vùng đạt 94,6% (không bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp), trong đó công nghiệp xây dựng là 44,76%, Dịch vụ 49,33%. So với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hai khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã đạt 99,6% mục tiêu đến năm 2020 (mục tiêu được phê duyệt là 94,5%).
Ngành công nghiệp – xây dựng tiếp tục duy trì vai trò trụ cột tăng trưởng của vùng (tập trung tại một số tỉnh, thành phố của Vùng như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng), tỷ trọng GDP ngành công nghiệp – xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước đã tăng từ 28,6% năm 2016 lên 30,7% GDP năm 2020, tập trung chủ yếu từ các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Điện, điện tử, lắp ráp ô tô, đóng tàu, dệt may, công nghiệp phụ trợ.
Xem thêm : Thành ngữ tục ngữ: Ếch ngồi đáy giếng
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả phát triển công nghiệp vùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, công nghiệp có bước phát triển đáng kể nhưng còn phụ thuộc vào vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng. Huy động vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp còn hạn chế và đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao đang là nút thắt cản trở sự phát triển kinh tế. “Công nghiệp chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững; ngành công nghiệp chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thiếu trọng tâm và chưa đi vào chiều sâu; mới chủ yếu hướng tới các mục tiêu ngắn hạn, chưa có tầm nhìn dài hạn thiếu tính bền vững; nội lực của nền công nghiệp của một số tỉnh còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay.
Theo đó, về giải pháp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho rằng, cần chú trọng huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, đặc biệt là kết cấu hạ tầng như hệ thống đường cao tốc kết nối liên tỉnh, cảng biển, công trình cung cấp điện, cung cấp nước và công trình xử lý rác thải nguy hại cho toàn vùng để kết nối đồng bộ với phát triển hệ thống kho hàng, bến bãi, trung tâm logistics để kết nối liên hoàn từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đến các nhà sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp logistics đến người tiêu dùng cuối cùng.
Đồng thời, tập trung phát triển nguồn nhân lực song song với tái cơ cấu các ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng hiệu quả, bền vững; phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghiệp sạch, xanh, công nghiệp vừa và nhỏ với mô hình quản lý, liên kết kinh tế hiệu quả, bền vững trên địa bàn vùng.
Ngoài ra, chú trọng công tác xây dựng nguồn nhân lực với đội ngũ công nhân được đào tạo, có tay nghề, trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch; tuân thủ phân bố không gian và liên kết Vùng, tận dụng tối đa lợi thế của từng địa phương, hạn chế việc đầu tư chồng chéo gây lãng phí và phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn Vùng./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp