Mức Lương Ngành Công Tác Xã Hội Ở Việt Nam Cao Hay Thấp?

Công tác xã hội là làm gì?

Hiện nay, ở Việt Nam, mặc dù ngành công tác xã hội có lịch sử phát triển lâu đời, nhưng khái niệm về ngành này vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều học sinh, sinh viên.

Ngành công tác xã hội là ngành khoa học đòi hỏi nhân viên phải được đào tạo chuyên nghiệp về mặt kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn. Công việc hỗ trợ và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cộng đồng là sứ mệnh chính của ngành công tác xã hội.

Những người được nhận hỗ trợ thường là những nạn nhân của các thảm họa xã hội, tai nạn, thiên tai, người khuyết tật, người nghèo, người mắc bệnh nan y hay thậm chí là không có khả năng tự vệ,v.v.

Nhiệm vụ chính của những nhân viên công tác xã hội là phục vụ tại các khu dân cư xa xôi hẻo lánh, các vùng chiến sự, các nước nghèo như Châu Phi, các vùng xung đột, thiên tai hay chỉ đơn giản là các trung tâm hỗ trợ người khuyết tật, v.v.

Nhìn chung, chỉ cần ở đâu có người cần giúp đỡ, ở đó sẽ có các tổ chức xã hội luôn sẵn sàng hỗ trợ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Những nhân viên làm công tác xã hội cũng được ví như những thiên thần mang sứ mệnh chữa lành những nỗi đau của xã hội.

Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì?

Sinh viên ra trường tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có thể có cơ hội làm việc tại các tổ chức đoàn thể quần chúng từ cấp địa phương cho đến cấp Trung ương với các vị trí như Cán bộ đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ, bảo hiểm xã hội, ban văn hóa đối ngoại, chính sách xã hội, hay thậm chí là Cán bộ Uỷ ban các cấp.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể cống hiến sức trẻ vào những lĩnh vực khác như Kinh tế, giáo dục, pháp luật, môi trường, tín ngưỡng, tôn giáo, dân số, an sinh xã hội, sức khỏe, truyền thông, và xã hội,v.v.

Dưới đây là một số môi trường mà các bạn sinh viên theo học ngành công tác xã hội có thể tham khảo:

Trường học

Nhân viên công tác xã hội tại trường học là những người có vai trò cố vấn, hỗ trợ công tác xây dựng các chính sách, quản lý những hạn chế và cố gắng phát triển điểm mạnh của nhà trường.

Bên cạnh đó họ còn là cầu nối giữa nhà trường với các tổ chức xã hội khác để có thể phát huy hoàn toàn công cuộc chăm sóc sức khỏe tinh thần hỗ trợ các học sinh cũng như giáo viên gặp vấn đề khó khăn trong việc học và dạy của mình.

Cộng đồng thành thị và nông thôn

Cụ thể hơn là làm công tác kết nối giữa các cộng đồng nông thôn với các tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước với mục tiêu chung là xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu các tệ nạn xã hội như ô nhiễm môi trường.

Bảo vệ sức khỏe sinh sản, xây dựng nhà tình thương cho người già neo đơn và các trẻ em mồ côi bị bỏ rơi, nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, v.v, hướng đến một cộng đồng xanh, phát triển vững bền.

ngành công tác xã hội lương bao nhiêu

Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì?

Công ty trong nước và ngoài nước

Công việc chính là cố vấn, hỗ trợ và chăm sóc đời sống tinh thần lẫn vật chất cho các cán bộ công nhân viên.

Người làm công tác cộng đồng đóng vai trò như người kết nối giữa doanh nghiệp với công nhân và các tổ chức khác, giúp công ty mở rộng và phát triển mạng lưới các mối quan hệ xã hội.

Bệnh viện

Công việc chính là thực hiện những hoạt động công tác xã hội như giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, tư vấn, phân loại bệnh nhân, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh cũng như thân nhân, v.v.

Nhằm hỗ trợ cho các y bác sĩ trong công việc quản lý, góp phần giảm bớt gánh nặng trong quá trình khám chữa bệnh của các bác sĩ và việc tiếp cận dịch vụ tại bệnh viện của các bệnh nhân.

Tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ

Công việc công tác xã hội ở đây thường là ở các trung tâm, dự án phát triển xã hội.

Mức lương ngành công tác xã hội ở Việt Nam

Ngành công tác xã hội lương bao nhiêu là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất? Trong quan niệm của nhiều người, mức lương của ngành công tác xã hội nói chung là không cao. Bên cạnh đó cơ hội phát triển sự nghiệp hầu như không nhiều. Vậy có thật sự là như vậy không, cùng Glints tìm hiểu nhé.

Cán bộ công chức

Với vị trí cán bộ công chức, công việc chính của nhân viên làm công tác xã hội là làm cầu nối giữa với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm mục đích cùng nhau tháo gỡ các nút thắt các vấn đề kinh tế – xã hội trong cộng đồng như:

  • Sức khỏe sinh sản.
  • Xóa nghèo.
  • Môi trường.
  • Hỗ trợ các hiệp hội tiền tệ.
  • Trẻ em vô gia cư.
  • Người già neo đơn không nơi nương tựa.

Mức lương của cán bộ công chức làm công tác xã hội sẽ được tính theo hệ số lương của công chức nhà nước, với thu nhập được ước tính dao động từ 5.000.000 Vnd/tháng đến 10.000.000 Vnd/tháng.

Chuyên viên tại tổ chức NGO

Mục đích chính của việc thành lập các tổ chức phi chính phủ (NGO) là nhằm hỗ trợ những người so với mặt bằng chung của xã hội thì họ không may có những khiếm khuyết, hạn chế về nhiều mặt trong đời sống.

Mục tiêu của các tổ chức phi chính phủ thường tìm kiếm và hướng đến các nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt mà nhà nước không thể hoàn toàn hỗ trợ được tất cả.

Thu nhập của các chuyên viên tại các tổ chức NGO thường dao động trong khoảng tầm 6.500.000 Vnd/ tháng đến 10.000.000 Vnd/ tháng. Mức thu nhập này còn phụ thuộc vào quy mô của tổ chức.

Tư vấn

Tư vấn viên là nhân viên luật sư cung cấp thông tin pháp lý, nhận xét và đưa ra những phương pháp giải quyết có thể làm cho khách hàng dựa trên vấn đề của họ. Thông qua những ý kiến của luật sư tư vấn, khách hàng có thể tự đưa ra quyết định chính xác, an toàn cho bản thân.

Tại các văn phòng luật sư, công ty tư nhân, thu nhập của các tư vấn viên ngành công tác xã hội, cụ thể là đối với các bạn sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dao động ở mức 4.000.000 Vnd/ tháng – 6.000.000 Vnd/ tháng.

Trường hợp luật sư đã có trên 3 năm kinh nghiệm, mức lương của ngành công tác xã hội ở Việt Nam sẽ là trên 10.000.000 Vnd/ tháng.

Giáo viên kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà cả trẻ em và trẻ vị thành niên đều cần trau dồi. Chính vì thế, giáo viên kỹ năng xã hội là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ươm mầm, uốn nắn những mầm non của tổ quốc.

Lương ngành công tác xã hội ở vị trí này cũng được tính như giáo viên dạy các ngành nghề khác. Cụ thể hơn, mức thu nhập có thể dao động từ 5.000.000 Vnd/tháng đến 10.000.000 Vnd/tháng.

Nhân viên phát triển cộng đồng

Nhiều thập kỷ qua, công tác phát triển cộng đồng là hoạt động công tác xã hội đã và đang được áp dụng và triển khai rộng rãi trên nhiều khía cạnh khác nhau ở cả nước.

Hiện nay,thu nhập ngành công tác xã hội cho các nhân viên phát triển cộng đồng trung bình dao động từ 8.000.000 Vnd/tháng đến 11.000.000 Vnd/tháng.

Đây là một số thông tin được tổng hợp lại, sẽ có thay đổi trong tương lai – hy vọng là thông tin hữu ích tới các bạn đang quan tâm tới ngành học này