Quan niệm “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” liệu có đúng?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video ý nghĩa câu chậm đi thì đói chậm nói thì giàu

“Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” là một quan niệm xưa cũ với ý cho rằng những trẻ chậm nói thường thông minh sáng lạn và dễ thành công, giàu sang hơn. Chính bởi quan niệm này mà không ít người khi thấy con chậm đi thì cực kỳ sốt ruột nhưng con 3- 4 tuổi chưa biết nói lại vô cùng bình thản. Thực tế chậm nói có thể là triệu chứng của rối loạn phát triển hay rối nhiễu tâm lý nên không được chủ quan.

Quan niệm “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” có đúng không?

Trong dân gian luôn có rất nhiều câu ca dao tục ngữ được sáng tạo, đúc kết từ chính đời sống thực tế từ xa xưa, có tính giáo dục và khuyên nhủ, cảnh báo con người, bởi thế rất nhiều người tin tưởng và vận dụng những ngôn từ này vào cuộc sống. “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” cũng là một thành ngữ dân gian được rất nhiều người truyền tai nhau có liên quan đến sự phát triển của những đứa trẻ.

Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu
‘Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu’ là quan niệm xưa cũ của dân gian nhưng thiếu tính xác thực

Hiểu một cách đơn giản thì quan niệm “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” nghĩa là những trẻ biết đi chậm sau này sẽ có cuộc sống khó khăn, nghèo khổ, vất vả trong những những đứa trẻ chậm nói thì lại dễ thành công, có cuộc sống giàu sang, sung sướng, gia đình sung túc. Tất nhiên đây vẫn chỉ là quan điểm dân gian được truyền tai nhau, không được khoa học chứng minh.

Chính bởi tin vào quan niệm này mà không ít các bậc phụ huynh, đặc biệt là ông bà khi thấy con đã 1 tuổi vẫn chưa biết đi thì lo sốt vó, thăm khám tìm cách chữa trị khắp nơi những khi thấy trẻ 2- 3 tuổi vẫn chưa bi bô tập nói như các bạn đồng trang lứa thì lại cực kỳ bình thản, thậm chí mừng rỡ vì cho rằng con cái mình sau này là người thông minh, có cuộc sống sung sướng.

Một điều thú vị là trong những trẻ chậm nói, có một số ít đứa trẻ được gọi là thiên tài do mắc Hội chứng Einstein – hội chứng được đặt theo tên của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein. Những đứa trẻ này có thể rất chậm nói, như nhà bác học Albert Einstein thì đến năm 4 tuổi ông mới bắt đầu nói như bình thường nhưng lại cực kỳ thông minh. Vậy quan niệm “Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu” phải chăng là đúng?

Như đã nói, không có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định quan niệm “Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu” là chính xác. Việc trẻ biết đi hay biết nói chậm hoàn toàn không có liên quan đến việc giàu có hay nghèo khổ; sung sướng hay khổ sợ mà liên quan những tác động trong quá trình phát triển của con. Và chính cha mẹ hay ông bà là người có liên quan đến yếu tố này.

Theo các chuyên gia, sự phát triển của trẻ có thể không giống nhau nhưng nếu quá khác biệt so với quá trình phát triển chung của trẻ nhỏ thì hoàn toàn là một tín hiệu không hề tốt. Việc trẻ chậm đi hay chậm nói có thể liên quan đến hàng loạt các vấn đề khác như thiếu canxi, thiếu chất, chậm nói, thậm chí là dấu hiệu của các rối loạn chậm phát triển, chẳng hạn như tự kỷ.

Thực tế có không ít trường hợp trẻ 2 tuổi chưa biết nói, không biết gọi cha mẹ, không biết thể hiện các ý muốn của bản thân, không nói được từ đơn rõ ràng nhưng phụ huynh vẫn rất chủ quan. Đặc biệt nhiều ông bà thường cổ hủ, chỉ tin vào các quan niệm dân gian như ‘Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu”, không chịu cho cháu đi khám bệnh dẫn tới trẻ mắc tự kỷ mà không ai biết, càng phát hiện muộn càng điều trị khó hơn.

Trẻ nhỏ luôn là một trong những đối tượng cần được quan tâm và bảo vệ hàng đầu, mọi sự bất thường trong quá trình phát triển của con cần được chú ý càng sớm càng tốt. Không phải đứa trẻ nào biết nói chậm cũng là thiên tài, tỷ lệ này là cực kỳ hiếm gặp. Một đứa trẻ được cho là mắc Hội chứng Einstein cần có các yếu tố như IQ cao, thích giải đố, nhanh nhạy và đã bộc lộ trí tuệ từ sớm.

Không thể phủ nhận trong dân gian vẫn có rất nhiều quan niệm đúng đắn, chính xác mà chúng ta vẫn áp dụng hằng ngày, chẳng hạn như ” Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, Nhưng song song đó vẫn có những quan điểm không tính xác thực, không có nền tảng nghiên cứu khoa học như “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” nên bạn cần phải cực kỳ chọn lọc thông tin để tiếp nhận.

Cần làm gì khi trẻ chậm đi, chậm nói?

Như đã nói, quan điểm “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” hoàn toàn chứa các yếu tố bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám sớm để xác định rõ nguyên nhân. Điều này là cực kỳ quan trọng quá trình phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt trong những năm tháng đầu đời. Vậy phụ huynh cần làm gì khi thấy trẻ có đâu hiệu chậm đi, chậm nói?

Đưa con đi thăm khám bác sĩ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói và chậm đi, bao gồm cả các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm, do đó đưa trẻ đi thăm khám sớm là cách tốt nhất để biết chính xác. Gia đình nên theo dõi các dấu hiệu bất thường của con so với các cột mốc phát triển chung của trẻ em để đưa con đi khám, tránh bị ảnh hưởng từ những quan niệm dân gian cũ kỹ hay những người xung quanh vì có thể bỏ lỡ thời gian điều trị của con.

Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu
Với bất cứ biểu hiện bất thường nào trong quá trình phát triển toàn diện phụ huynh đều cần sớm đưa con đi thăm khám

Một số nguyên nhân có thể gây chậm đi và chậm nói ở trẻ nhỏ như

  • Trẻ chậm đi: nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu canxi khiến khung xương không đủ cứng cáp để nâng đỡ con khi di chuyển; mắc các vấn đề về xương khớp, cơ bắp; thiếu vitamin D; sinh non hay các vấn đề nguy hiểm về não bộ khác. Mặt khác ở những trẻ rối loạn chậm phát triển, chẳng hạn như tự kỷ cũng có xu hướng thích ngồi chơi 1 mình nên con không muốn di chuyển nên dẫn tới chậm đi.
  • Trẻ chậm nói: tỷ lệ trẻ chậm nói đang có xu hướng gia tăng cao bởi giữa trẻ và gia đình đang dần thiếu đi tự tương tác qua lại, cha mẹ lúc nào cũng để con tự xem TV, xem điện thoại một mình dẫn đến con lười nói chuyện; trẻ gặp các vấn đề về tâm lý; trẻ mắc các bệnh về thính giác, cơ hàm hay dân thần kinh cũng gây ra chậm nói. Ngoài ra chậm nói cũng được cho là dấu hiệu cơ bản nhất của tự kỷ nên rất cần được quan tâm phát hiện sớm để không bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị.

Như vậy, nếu bé mắc các vấn đề trên thì rõ ràng quan điểm “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” không bao giờ là chính xác. Thực tế có rất nhiều đứa trẻ chậm đi, chậm nói là trẻ tự kỷ nhưng do gia đình quá chủ quan, không để ý thấy những bất thường của con, thiếu kiến thức dẫn tới việc đến 5- 6 tuổi mới phát hiện khiến quá trình cải thiện kỹ năng giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, tăng cường nhận thức của con bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngay cả với người mắc Hội chứng Einstein cũng cần phải điều trị để có thể nói chuyện như bình thường. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu trẻ tham gia trị liệu ngôn ngữ đặc biệt để cải thiện khả năng. Riêng với nhóm trẻ tự kỷ còn cần tham gia học tập từ sớm tại các trung tâm giáo dục đặc biệt để cải thiện các kỹ năng bị thiếu hụt.

Tùy tình trạng và nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng chậm đi chậm nói mà bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị phù hợp. Chẳng hạn nếu trẻ bị thiếu chất sẽ nhanh chóng được bổ sung các chất còn thiếu, trẻ chậm nói vì vấn đề thính giác cần được điều trị vấn đề này nhanh chóng.. Tuy nhiên nếu các vấn đề này liên quan đến tự kỷ thì hành trình điều trị sẽ lâu dài và phức tạp hơn rất nhiều.

Sự hỗ trợ từ gia đình

Dù với bất cứ nguyên nhân nào khiến trẻ chậm biết đi, chậm biết nói gì vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ trẻ cũng cực kỳ quan trọng. Đặc biệt với nhóm trẻ chậm đi, chậm nói do tự kỷ thì sự đồng hành của gia đình càng đóng vai trò chủ chốt để có thể nâng cao nhận thức, trí tuệ, khả năng giao tiếp để đem đến cho con cuộc sống tốt hơn trong tương lai, có thể hòa nhập với xã hội như những đứa trẻ khác.

Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu
Gia đình cần dành nhiều thời gian tương tác, trò chuyện với con hơn trong những năm tháng phát triển đầu đời

Cha mẹ không cần luôn khích lệ, động viên, trò chuyện với con nhiều hơn để tạo hứng thú cho trẻ trong việc vận động hay giao tiếp. Nhiều người vì quá bận rộn thường xuyên để con tự chơi một mình hay mở điện thoại, TV để con ngồi yên, điều này sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của con so với các bạn bè đồng trang lứa khác, ngay cả khi con không mắc bệnh lý nào.

“Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” là một quan điểm hầu như không chính xác nên phụ huynh không nên chủ quan, ngồi yên chờ đợi đến khi con biết đi, biết nói mà cần nhanh chóng tìm cách hành động. Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, bổ sung dinh dưỡng khoa học, xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp, tránh xa các thiết bị công nghệ, đặc biệt là tăng cường các hoạt động tương tác với con hằng ngày chắc chắn sẽ đem lại những kết quả tích cực nhất.

Nói chung, “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” rõ ràng không phải là một quan điểm chính xác mà gia đình không nên tin tưởng. Khi thấy sự phát triển của con có những bất thường so với các giai đoạn phát triển tiêu chuẩn của trẻ em thì cần sớm đưa con đi thăm khám để có hướng khắc phục phù hợp và nhanh chóng nhất, tránh làm cản trở sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ? Những điều cần lưu ý
  • Bài Test trẻ chậm nói giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời
  • 3 Mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian giúp con “nói như sáo”