Chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nổ về thông tin kỹ thuật số, hàng ngày chúng ta có thể sử dụng, tương tác, nhìn thấy các sản phẩm thiết kế ứng dụng trên các nền tảng kỹ thuật số như truyền hình, website, các nền tảng mạng xã hội… ngành Mỹ thuật truyền thông ứng dụng kỹ thuật số cũng đồng hành với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật và tính ứng dụng trên các nền tảng mới. Thuật ngữ TRUYỀN THÔNG VÀ MỸ THUẬT SỐ (Digital Media Arts) không còn xa lạ với sự phát triển ứng dụng công nghệ thiết kế mới vào các sản phẩm truyền thông, tuy nhiên ở Việt Nam sự phát triển của các chuyên ngành hẹp của ngành này còn chưa đồng đều nên tạo ra những cách hiểu khác nhau. Để có cái nhìn tổng quan về ngành mới mẽ và đầy tiềm năng này chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh cụ thể.
1. Truyền thông số là gì? Trước khi tìm hiểu truyền thông số chúng ta đến với khái niệm truyền thông là gì? Truyền thông là cách truyền đạt thông tin các tín hiệu ngôn ngữ (nói và viết), hình ảnh, đường nét, màu sắc…, đến với người khác nhằm truyền đạt đến nhận thức, tư duy của người tiếp cận nhằm mục đích định hướng thông tin cho độc giả.
Bạn đang xem: Mục tiêu chương trình đào tạo
Truyền thông số hay truyền thông kỹ thuật số (Digital Media) là nói đến việc mã hóa thông tin dưới dạng kỹ thuật số được truyền dẫn trên các thiết bị điện tử chuyên dụng có thể tạo nên sự tương tác giữa người làm truyền thông và công chúng. Truyền thông kỹ thuật số là quá trình tạo, sửa đổi, phân phối, bảo quản dữ liệu và xuất bản các nội dung đến với độc giả và người sử dụng các nền tảng số.
2. Truyền thông và mỹ thuật số là gì?
Hãy trở lại những ngày đầu của các họa sỹ tạo hình sau khi hoàn thành tác phẩm chỉ có thể xuất bản trên các chất liệu truyền thống như giấy, vải vóc hoặc các chất liệu có sẵn và thường bị hạn chế về mặt truyền thông do chỉ xuất hiện một vài địa điểm và một số ít công chúng có cơ hội chiêm ngưỡng được tác phẩm, sự phát triển của ngành thiết kế ở giai đoạn đầu cũng xuất phát từ nhu cầu quảng cáo, quảng bá thương hiệu trong kinh doanh và các sản phẩm của thiết kế Mỹ thuật công nghiệp chủ yếu trên các sản phẩm in ấn trên các chất liệu đặc thù có thể đáp ứng được của nhà sản xuất… Ngày nay, một tác phẩm thiết kế ứng dụng trên nền tảng số sau khi được tạo ra có thể xuất bản trên truyền hình (TV), máy vi tính cá nhân (PC), tương tác được trên máy tính bảng/ điện thoại di động (iOS, Android, Window Phone)… tiếp cận được tất cả công chúng có sử dụng các thiết bị có trang bị màn hình hiển thị đơn lẻ hoặc thông qua Internet.
Sản phẩm của Truyền thông và mỹ thuật số là tác phẩm được tạo ra có thể xuất bản trên nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau, đó có thể là một bộ nhận diện thương hiệu, ấn phẩm truyền thông, một đoạn âm thanh số, một Banner chuyển động, một Website thiết kế và xây dựng hoàn thiện, hoặc có thể là một đoạn Flash hay một Clip-intro quảng cáo, đoạn Motion Graphic cho một chiến dịch quảng cáo, những tựa Game-online, phim hoạt hình 2D/3D vv… Tất cả đều là sản phẩm của Truyền thông và mỹ thuật số.
Sản phẩm của Truyền thông và mỹ thuật số càng ngày càng đa dạng và phong phú khi công nghệ số được ứng dụng rộng rãi trong đó công nghệ 3D đang bùng nổ khiến cho tất cả các công ty có sản phẩm hiển thị trên màn hình LCD đều bắt đầu chạy đua về công nghệ. Công chúng có thể thưởng thức các sản phẩm này ở mọi nơi khi ngay cả các bảng hiệu đơn giản trên đường phố cũng sẽ hiển thị ra không gian ngay trước mắt bạn. Tất cả các sản phẩm hình ảnh sẽ đều được 3D hoá, công nghệ 3D góp phần thay thế sức lao động cũng như tiết kiệm chi phí cho con người trong nhiều lĩnh như điện ảnh, mô phỏng, quảng bá du lịch. Bởi vậy nhu cầu sáng tạo và cơ hội việc làm đối với nghề này đang mở rộng đối với những người đang và sắp theo đuổi.
Hiện nay dịch vụ truyền thông, thông tin không chỉ đơn thuần là cung cấp dữ liệu, số liệu mà đòi hỏi sự trực quan và tương tác cao. Do đó, các hình thức, loại hình, cũng như yêu cầu về chất lượng dịch vụ truyền thông số ngày càng phong phú, đa dạng. Đồng thời thực tế chúng ta đang đứng trước thách thức lớn của dịch bệnh Covid-19 gây ra nhiều khó khăn cho việc thương mại trực tiếp điều này đồng nghĩa mở ra cơ hội phát triển hơn nữa cho một trong những định hướng của Truyền thông và mỹ thuật số là thiết kế xây dựng Website. Thực tế cho thấy Website của một công ty chính là địa chỉ văn phòng trên Internet, người dùng có thể tìm hiểu thông tin, liên hệ, đặt hàng hoặc các thao tác khác nhằm tạo ra mối quan hệ trong kinh doanh mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Với những yêu cầu về nền tảng lập trình HTML, CSS, JavaScript, PHP, C#, Python người theo đuổi hướng công việc này còn phải thành thạo các công cụ về chỉnh sửa ảnh tĩnh và động, thiết kế giao diện Web như A. Photoshop, Flash trên các ứng dụng như Dreamweaver, PHPdesigner…vv
Mục tiêu chung
Đào tạo Kỹ sư/Cử nhân ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và năng lực nghiên cứu tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng tốt nhu cầu lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Xem thêm : Vị trí giao của một hàng và một cột được gọi là gì – Tailieumoi.vn
Mục tiêu cụ thể (PO)
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng đào tạo những Kỹ sư/Cử nhânngành CNTT:
1. Có đạo đức tốt và trách nhiệm đối với nghề nghiệp, cộng đồng;
2. Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và sử dụng ngoại ngữ phục vụ học tập và phát triển nghề nghiệp;
3. Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức toàn diện, chuyên sâu và tiên tiến về lĩnh vực CNTT;
4. Có khả năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề và đưa ra những đề xuất, kết luận mang tính chuyên gia thuộc lĩnh vực CNTT.
Sinh viên tốt nghiệp Kỹ sư/Cử nhân ngành Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng:
1. PLO1. Có đạo đức và trách nhiệm đối với nghề nghiệp, cộng đồng;
2. PLO2. Giao tiếp và làm việc theo nhóm hiệu quả;
3. PLO3: Có tư duy phản biện, sáng tạo, khởi nghiệp;
4. PLO4. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và trong lĩnh vực CNTT;
5. PLO5. Vận dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, CNTT để giải quyết các vấn đề cơ bản;
6. PLO6. Thiết kế, phát triển được các sản phẩm CNTT cơ bản;
Đối với định hướng chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện:
1. PLO7C. Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các sản phẩm truyền thông đa phương tiện;
2. PLO8C. (Chỉ dành cho Kỹ sư) Tham gia xây dựng dự án truyền thông đa phương tiện;
· Đối với trình độ Kỹ sư:
o Các khóa tuyển sinh trước năm 2022: Đạt chuẩn tiếng Anh tương đương TOEIC 500 trở lên hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1- khung châu Âu.
o Các khóa tuyển sinh từ năm 2022: Đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
· Đối với trình độ Cử nhân: Đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp