Ngày nay, thay vì đào tạo dàn trải, các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đang đi theo xu hướng đào tạo chuyên ngành. Điều này giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó giúp lao động Việt Nam theo kịp các bước phát triển của thế giới. Vậy chuyên ngành tiếng Anh là gì? chúng tôi sẽ giải thích nội dung trên qua bài viết dưới đây.
Chuyên ngành là gì?
Chuyên ngành là một phần kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu có tính độc lập trong một ngành, do cơ sở giáo dục đại học quyết định theo Khoản 1 Điều 1 Luật Giáo dục đại học.
Bạn đang xem: Chuyên ngành tiếng Anh là gì?
Ngành là tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định.
Hiện nay, thuật ngữ này thường được sử dụng trong lĩnh vực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và gắn liền với cụm từ như “nghiên cứu chuyên ngành”, “đào tạo chuyên ngành”.
VD: Tôi đang được đào tạo chuyên ngành luật thương mại quốc tế tại trường đại học luật hà nội.
Trên thực tiễn, chuyên ngành được gọi theo một cách phổ biến hơn đó là các “khoa” trong các trường đại học, cao đẳng.
Chuyên ngành tiếng Anh là gì?
Chuyên ngành tiếng Anh là Specialization và được định nghĩa Major is a pursuit, area of study, or skill to which someone has devoted much time and effort and in which they are expert.
Kiến thức chuyên ngành tiếng Anh là gì?
Kiến thức chuyên ngành tiếng Anh là Expertis.
Một số mẫu câu sử dụng cụm từ chuyên ngành bằng tiếng Anh
– Her major at Havard university is business and management.
Câu này có nghĩa là: chuyên ngành của cô ấy tại đại học Havard là kinh doanh và quản lý.
– Nowadays, one of the most attractive major which many students choose to pursue is fianance.
Câu này có nghĩa là: ngày nay, một trong những chuyên ngành hấp dẫn nhất và được học sinh lựa chọn để theo đuổi là tài chính.
Xem thêm : Trapboy, Trapgirl là như thế nào trong tình yêu
– After graduating from Ha Noi Law university at economic law major, she has worked at VIAC and gained many achievements on resolve economic disputes between Vietnamese businessors and foreigners, especially anti-dumping disputes.
Câu này có nghĩa là: Sau khi tốt nghiệp Đại học luật Hà Nội chuyên ngành luật kinh tế, cô ấy đã làmviệc cho VIAC và đã đạt được nhiều thành tựu trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài, đặc biệt là tranh chấp về chống bán phá giá.
Các chuyên ngành đào tạo tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, chưa có số liệu thống kê cụ thể các chuyên ngành đào tạo tại Việt Nam hiện nay vì các chuyên ngành thường do các trường đại học tự quyết định. Tuy nhiên, việc mở chuyên ngành đào tạo phải căn cứ theo các ngành được phép đào tạo và nhu cầu của xã hội theo quy định tại Điều 2 Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ban hành danh mục đào tạo cấp IV trình độ đại học.
Cũng theo quy định của thông tư trên, Việt Nam đang cho phép các trường đại học đào tạo trong các ngành sau:
– Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: bao gồm các chuyên ngành như giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục đặc biệt, sư phạm toán học, sư phạm hóa học,….
– Nghệ thuật: bao gồm các chuyên ngành như hội họa, đồ họa, điêu khắc, thanh nhạc,…
– Báo chí và truyền thông: bao gồm các chuyên ngành như báo chí, truyền thông đa phương tiện, truyền thông đại chúng, công nghệ truyền thông, thông tin-thư viện,….
– Kinh doanh và quản lý: bao gồm các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, marketing, bất động sản, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm,…
Đối với ngành pháp luật, hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo đang cho phép đào tạo những chuyên ngành sau:
– Luật
– Luật Hiến pháp và luật hành chính;
– Luật dân sự và tố tụng dân sự;
– Luật hình sự và tố tụng hình sự;
Xem thêm : Ba chỉ hun khói Tây Bắc làm món gì ngon (2023)|Tây Bắc TV
– Luật kinh tế;
– Luật quốc tế;
– Luật khác.
Vai trò của đào tạo chuyên ngành
Tại Việt Nam, có thể dễ dàng nhận thấy đào tạo chuyên ngành đang góp phần quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội.
– Đối với người được đào tạo:
+ Lợi ích lớn nhất mà đào tạo chuyên ngành đem lại cho người học đó là giảm thiểu một lượng lớn kiến thức trong quá trình đào tạo tại các trường đại học, từ đó giúp họ định hướng rõ ràng về nghề nghiệp trong tương lai.
+ Việc đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu sẽ giúp người học nâng cao được các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, từ đó tự đánh giá và tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực của bản thân.
– Đối với xã hội:
+ Tạo ra việc làm cho người lao động, đặc biệt là những ngành đòi hỏi kiến thức, chuyên môn sâu.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lao động của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của xu thế toàn cầu hóa, từ đó tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.
+ Thúc đẩy sự sáng tạo của xã hội.
Tiếp theo, chúng tôi xin giải thích chuyên ngành tiếng Anh là gì? như sau:
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về chuyên ngành tiếng Anh là gì?. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp