Mưa lớn là ngập
- Bí quyết đắp mặt nạ sữa chua không đường làm đẹp da
- Cúng Rằm tháng Giêng 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp nhất, mâm lễ cần gì?
- Giảm cân bằng lá tía tô hiệu quả và 5 cách giảm cân thông dụng
- Khi nào 1 vật có thế năng trọng trường. Nêu 1vd về vật có thế năng trọng trườngĐộng năng phụ thuộc vào yếu tố nào – Hoc24
- Cách tỉa chân nhang ngày ông Công ông Táo 2024 đúng nhất
“Cứ mưa lớn là ngập” – đó là nhận định chung của nhiều người dân ĐBSCL khi nói về tình trạng ngập úng đô thị trong khu vực. Đơn cử như cuối tháng 7 vừa qua tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cơn mưa lớn kéo dài đã khiến các tuyến đường trung tâm thành phố như Nguyễn Trung Trực, Lạc Hồng, Đống Đa ngập như sông, thậm chí có người còn bơi xuồng để đi lại. Chị Nguyễn Thị Hằng – người dân TP Rạch Giá – cho hay: “Không nghĩ là đường ngập nặng đến mức thế. Một buổi sáng đi làm quá vất vả, mệt mỏi”.
Bạn đang xem: Ngập úng đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nhanh, càng nặng
Theo ông Bùi Trung Thực – Phó Chủ tịch UBND TP Rạch Giá – do mưa lớn kéo dài kết hợp với thủy triều dâng cao, các miệng cống cũng bị lá cây, rác che chắn nên nhiều tuyến đường ở TP Rạch Giá bị ngập cục bộ vì nước thoát không kịp.
Giữa tháng 8.2023, trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ khiến các tuyến đường chính ở trung tâm TP Long Xuyên, tỉnh An Giang ngập úng. Nặng nhất là các đường Trần Hưng Đạo, Hà Hoàng Hổ, Nguyễn Thái Học… với mực nước cao hơn nửa bánh xe máy. Ở một số khu vực, nước còn ngập vào cả nhà dân.
Xem thêm : Sự thật ăn óc heo có tốt không? Cách ăn óc heo đúng cách
Đáng nói nhất là tại TP Cần Thơ, chỉ trong vòng 5 năm đã có tới 2 lần (năm 2019 và 2022) mực nước lịch sử bị phá vỡ. Đợt Rằm tháng 7 năm nay, nước đến sớm và cao hơn so với thường lệ.
Mới đây nhất, cơn mưa lớn cộng với triều cường vào chiều tối ngày 22.9 đã khiến nhiều tuyến đường trung tâm quận Ninh Kiều ngập sâu, trong đó, tại nút giao đường Nguyễn Văn Cừ và đường Hoàng Quốc Việt mênh mông nước khiến loạt phương tiện chết máy, ùn tắc cục bộ.
Chị Kiều Loan (25 tuổi, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) chia sẻ: “Khu vực này đang đang thi công nâng cấp nên sình lầy dữ dội. Tôi hy vọng chính quyền các cấp sớm có biện pháp giải quyết ngập sớm nhất có thể”.
Triển khai nhiều giải pháp
Xem thêm : Tiểu sử Hoàng Tử Thao: Chàng công tử “ngậm thìa vàng” thường gây tranh cãi vì EQ thấp
Theo các chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu của việc ngập tại các đô thị ở ĐBSCL là do nước lũ thượng nguồn sông Mekong đổ về gặp thủy triều phía biển dâng cao làm tăng mực nước ở vùng hạ nguồn ĐBSCL từ Hậu Giang qua Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang. Nghiêm trọng hơn, suốt thời gian qua, tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, quá mức đã gây ra tình trạng sụt lún trầm trọng. Trong khi đó, giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thoát nước lại chưa thật sự hiệu quả.
Ngày 24.2.2022, Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành. Theo đó, định hướng quy hoạch phát triển đô thị hướng tới các mục tiêu bền vững, trong đó nhấn mạnh việc tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tại ĐBSCL; việc nâng cấp hạ tầng và hoàn thiện hệ thống quản lý tình huống khẩn cấp, tăng cường năng lực phòng chống và giảm thiểu thiên tai các đô thị là cấp bách.
Để từng bước cụ thể hóa, tỉnh Hậu Giang đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án “Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Ngã Bảy” với mục tiêu xây dựng thành phố thành đô thị xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng hiện đại.
TP Cần Thơ hiện đang thực hiện dự án “Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng đô thị”, trong đó có hạng mục xây dựng đê bao khép kín, van ngăn triều và trong nội ô quận Ninh Kiều có các hồ điều hòa, khi nước dâng lên vào hồ điều hòa này, không ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Tỉnh Vĩnh Long cũng đã khởi công dự án “Phát triển đô thị và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu TP Vĩnh Long”. Được biết, gần một nửa kinh phí của dự án sẽ được sử dụng để thực hiện các giải pháp giảm thiểu rủi ro ngập lụt.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp