Bạn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam? Tất nhiên, đây được cho là thời điểm thích hợp để lựa chọn đầu tư khi Việt Nam đang có nhiều cơ hội mở rộng thị trường nhờ các Hiệp định thương mại tự do kiểu mới như CPTPP, EVFTA hay RCEP. Việc đầu tư vào Việt Nam cũng tập trung vào các khu công nghiệp ở Việt Nam để hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Nhưng cụ thể các nhóm ngành sản xuất chính ở Việt Nam hiện nay là gì?
Theo quan sát tại các khu công nghiệp, hiện nay ở Việt Nam có các ngành sản xuất chủ yếu như sau:
Bạn đang xem: Các ngành sản xuất phổ biến tại Việt Nam hiện nay
1. Ngành dệt may
Ngành dệt may của Việt Nam bao gồm 3 phân ngành: khu vực thượng nguồn (sản xuất sợi), trung nguồn (sản xuất và nhuộm vải) và hạ nguồn (sản xuất hàng may mặc).
Các phân ngành sản xuất sợi hoặc vải chủ yếu được sử dụng cho tiêu dùng trong nước có chất lượng chưa thật sự cao. Khu vực hạ nguồn của sản xuất hàng may mặc chiếm khoảng 70% tổng ngành dệt may ở Việt Nam với mô hình chủ yếu gia công Cắt may (CMT) là chính. Năm 2019, CMT chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi các mô hình kinh doanh tiên tiến hơn, như Nhà sản xuất may mặc từ gốc (OEM) và Nhà sản xuất từ thiết kế gốc (ODM) chỉ chiếm 35%.
Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có tiềm năng trồng và sản xuất bông rất lớn nhưng ngành dệt may lại nhập khẩu phần lớn nguyên liệu bông. Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu tới 89% lượng vải, trong đó, 55% là từ Trung Quốc, 16% từ Hàn Quốc, 12% từ Đài Loan và 6% từ Nhật Bản.
Xem thêm : Bệnh nhiễm phong hàn là gì?
2. Sản xuất Máy móc thiết bị, cơ khí
Theo market-prospects.com, Việt Nam được dự đoán sẽ trở thành một cơ sở sản xuất mới ở châu Á trong vài năm tới, khi đó nhu cầu về máy móc trong nhiều ngành công nghiệp dự kiến sẽ ở mức rất cao. Bất chấp đại dịch Covid-19, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn tăng 2,71% so với cùng kỳ năm trước (2019) (tháng 10/2020).
Kể từ nửa cuối năm 2018, dưới ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, Việt Nam đã tận dụng được một số cơ hội để dần trở thành điểm đầu tư phổ biến ở châu Á. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tích cực phát triển sản xuất trong nước, thu hút thêm nhiều ngành sản xuất nước ngoài như dệt may, giày dép, sản phẩm điện tử, chế biến nông thủy sản, cơ khí, v.v đầu tư vào Việt Nam để đặt nhà máy, và nhu cầu gia công sản xuất trong nước tăng lên hàng năm. Do đó thúc đẩy nhu cầu chung về máy công cụ chính xác và công cụ cơ khí nặng là điều mà thị trường Việt Nam đang rất cần. Với sự đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, nhà đầu tư trong và ngoài nước đã nhận thức về tự động hóa và máy móc thông minh có tầm quan trọng phổ biến ngày càng sâu rông, quyết định đến sự cạnh tranh của sản phẩm. Ví dụ: Các nhà đầu tư ngành dệt may trong nước chủ yếu lựa chọn máy may của Đài Loan vì chúng nhỏ gọi, rất linh hoạt và tùy biến tiện lợi.
Dự kiến sau nhiều hiệp định FTA thế hệ mới được ký kết như EVFTA, CPTPP, RCEP có thể thúc đẩy ngành sản xuất máy công nghiệp và cơ khí phát triển nhanh hơn. Trong trường hợp này, việc đầu tư nhà máy chế tạo máy tại Việt Nam là một lựa chọn tuyệt vời để nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường tại Việt Nam và thế giới.
3. Điện tử
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã và đang diễn ra, và chi phí sản xuất gia tăng ở Trung Quốc, Việt Nam đã gặt hái được những lợi ích để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Xem thêm : Variables, Constants, và Arrays trong Forth_Phần 1 VARIABLE
Việt Nam đang đạt được vị trí là một trong các nước xuất khẩu điện tử chủ lực, từ vị trí khiêm tốn 47 năm 2001 lên vị trí thứ 12 năm 2019. Đặc biệt, xuất khẩu điện thoại di động đứng thứ hai trên toàn thế giới, với giá trị trên 50 tỷ USD vào năm 2019.
Ngành điện tử ở Việt Nam chủ yếu do các công ty nước ngoài nắm phần lớn thị phần sản xuất – xuất khẩu, đặc biệt là các công ty đa quốc gia chi phối. Mặc dù số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ bằng một phần ba tổng số doanh nghiệp điện tử, nhưng từ năm 2016 đến 2019, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp này chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu và bao phủ 80% nhu cầu thị trường trong nước.
Tính đến tháng 6 năm 2020, một số Công ty nước ngoài lớn đã hoàn thành việc chuyển nhà máy sản xuất về Việt Nam. Đáng chú ý, hoạt động sản xuất điện thoại thông minh của LG đã chuyển hoàn toàn từ Hàn Quốc sang Hải Phòng. Apple đã chuyển một phần sản xuất AirPods của mình, trong khi Nintendo cũng chuyển một phần máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam, Panasonic chuyển toàn bộ sản xuất về Việt Nam. Có thể sắp tới là Foxxcon chăng?
4. Chế biến nông lâm thủy sản
Với đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (20% GDP), nông nghiệp sẽ tiếp tục đóng một vai trò đáng kể trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Sức mạnh về sản lượng nông nghiệp của Việt Nam được xây dựng dựa trên nền tảng nông thôn rộng lớn (66% dân số ở nông thôn), nơi lao động nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp chiếm 70% lực lượng lao động. Bên cạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước, Việt Nam cũng đang tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu nông sản và có vị thể lớn mạnh trong ngành hàng này. Các ngành sản xuất nông nghiệp phân bố đặc thù theo điều kiện về tự nhiên:
- Nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
- Cà phê Tây Nguyên
- Chè vùng Đông Bắc và Tây Bắc
- Cao su miền Nam
- Trái cây ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Ca cao ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long
- Tiêu ở Tây Nguyên
- Chăn nuôi bò sữa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc
- Thịt gia súc, gia cầm miền Nam
- Rau củ ở Lâm Đồng và Đồng bằng sông Hồng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp