Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hà h chính trong lĩnh vực y tế. vậy Nghị định này quy định về việc sinh con thứ 3 như thế nào? Những người sinh con thứ 3 thì có bị xử phạt không? Hãy cùng luật sư 247tìm hiểu vấn đề này nhé.
Có thể bạn quan tâm
- Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là gì? Có mấy nguồn?
- Giải đáp chi tiết về thắc mắc: xe 50cc bao nhiêu tuổi được đi?
- Dấu hiệu sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung là gì, có nguy hiểm không?
- Cây thần kỳ – Dược liệu với khả năng đánh lừa vị giác có một không hai
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến noel 2024
Cơ sở pháp lý
Bạn đang xem: Nghị định 176 về sinh con thứ 3 như thế nào?
- Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
- Nghị định số 20/2010/NĐ-CP
- Pháp lệnh dân số 2008 sửa đổi pháp lệnh dân số 2003
- Nghị định 176/2013/NĐ-CP
Nghị định 176 về sinh con thứ 3
Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến thông tin về dân số
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Có lời nói, hành động cản trở việc vận động, tuyên truyền, tư vấn về thực hiện kế hoạch hóa gia đình;
b) Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán lạc hậu nhằm cản trở việc vận động, tuyên truyền, tư vấn về thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyên truyền, phổ biến thông tin không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Xem thêm : 16 cách để xinh đẹp hơn mỗi ngày giúp bạn “lột xác” hoàn toàn
a) Buộc tiêu hủy tài liệu, vật phẩm có nội dung không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin không đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
Khi Nghị định 176//2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.
Nghị định mới nhất về sinh con thứ 3
Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, Chính phủ quy định cụ thể về hình thức kỷ luật viên chức vi phạm chính sách về dân số (sinh con thứ ba không thuộc trường hợp không vi phạm chính sách dân số theo Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP như sau:
Nếu viên chức là Đảng viên
Nếu viên chức là Đảng viên thì ngoài bị kỷ luật về mặt chính quyền thì người này còn bị kỷ luật Đảng. Cụ thể, căn cứ Quy định 102 năm 2017:
– Khiển trách: Sinh con thứ ba trừ trường hợp pháp luật cho phép.
– Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): Tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
– Khai trừ: Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.
Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3
Trường hợp nào Đảng viên được sinh con thứ 3
Xem thêm : Chất lượng dân số Việt Nam – Thành tựu và thách thức
Quy định 05-QĐi/TW do Bộ Chính trị ban hành vào giữa năm 2018 vừa qua, có 09 trường hợp sinh con thứ 3 không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Trong đó có các trường hợp như:
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ)
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh…
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên);
- Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc dân tộc có nguy cơ suy giảm dân số;
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo;
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).
Hồ sơ xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3
Hồ sơ xử lý kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3 bao gồm:
- Bản tự kiểm điểm;
- Báo cáo Quyết định kỷ luật
Các bước xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm sinh con thứ 3
ước 1: Đảng viên vi phạm thực hiện kiểm điểm trước chi bộ và tự nhận hình thức kỷ luật
Đảng viên vi phạm được cấp ủy hướng dẫn thực hiện Bản tự kiểm điểm
Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận
Bước 2: Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.
Bước 3: Báo cáo Quyết định kỷ luật lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp.
Bước 4: Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm
Có thể bạn quan tâm
- Nhiệm vụ của Đảng viên trong ĐCSVN?
- Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý như thế nào?
- Trường hợp Đảng viên sinh con thứ 03 không bị phạt?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nghị định 176 quy định về việc sinh con thứ 3 như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, xin xác nhận độc thân, mã số thuế cá nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, thành lập công ty trọn gói…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
- Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp