Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và cách lập dàn ý

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là một dạng văn nghị luận thường gặp trong chương trình học lớp 9 và chương trình học THPT mà học sinh cần nắm vững.

Để hiểu rõ hơn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý, chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Tưởng đạo lí là gì?

Trình tự lập luận về một tư tưởng đạo lý

Thường thì để làm một bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý phải thực hiện lập luận theo 5 bước sau:

+ Phải nêu rõ được nội dung, ý nghĩa của vấn đề nghị luận là tư tưởng đạo lý gì.

+ Phải giải thích 3 loại nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu.

+ Bàn luận chứng minh các mặt đúng – sai, tích cực – tiêu cực.

+ Mở rộng, nâng cao vấn đề tư tưởng đạo lý đó.

+ Khẳng định vấn đề và liên hệ.

nghi luan ve mot tu tuong dao li la gi 1

Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý: Gồm 4 bước

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Xác định ba yêu cầu:

+ Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? (Lí tưởng (lẽ sống); Cách sống; Hoạt động sống; Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…) Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

+ Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải thích, chứng minh, bình luận…).

+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

Bước 2: Lập dàn ý

Thứ nhất: Mở bài

Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

Nêu khái quát nội dung, ý nghĩa tư tưởng đạo lý

Thứ hai: Thân bài

Cần trình bày các ý chính sau:

– Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận:

Lí giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn luận đề được đưa ra nhằm xác lập một cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống tránh cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý. Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra được ý nghĩa của luận đề.

– Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể

+ Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lí lẽ.

+ Tìm hiểu điều cần phải chứng minh, không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất + Lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM).

Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lí lẽ phân tích – chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia.

Để dẫn chứng và lí lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng thành 1 hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại… miễn sao hợp logic.

– Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề): phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn.

– Bày tỏ thái độ: có 3 khả năng.

+ Hoàn toàn nhất trí.

+ Chỉ nhất trí 1 phần (có giới hạn, có điều kiện).

+ Không chấp nhận (bác bỏ).

– Sau đó, ta bình luận – mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.

Thứ ba: Kết bài

– Liên hệ thực tế bản thân

– Rút ra bài học cho bản thân bài học nhận thức và hành động.

Bước 3: Tiến hành viết bài văn

– Dựa trên hệ thống các ý đã sắp xếp trong dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh.

– Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý) – Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết

Dàn ý nghị luận về tư tưởng, đạo lí lớp 12

Luyện tập lập dàn ý về đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Đề bài: Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

1/ Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: “sống đẹp”

– Trích dẫn câu hỏi của Tố Hữu “Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”.

2/ Thân bài:

– Giải thích khái niệm “sống đẹp”

– Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp, giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học

– Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống

– Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

3/ Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu hỏi nghị luận về một tư tưởng đạo lí là gì?. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.