Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

Suất điện động là một trong những kiến thức quan trọng nằm trong chương trình Vật lý lớp 11. Vậy suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho điều gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.

Câu hỏi: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng thực hiện công của nguồn điện.

D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án C: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Nguồn điện là một nguồn năng lượng, vì nó có khả năng thực hiện công khi dịch chuyển các điện tích dương bên trong nguồn điện ngược chiều điện trường, hoặc dịch chuyển các điện tích âm bên trong nguồn điện cùng chiều điện trường.

Suất điện động của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó.

Suất điện động được kí hiệu là chữ hoa e.

Đơn vị của suất điện động: Trong trường hợp A được đo bằng jun và q được đo lường bằng culong thì e sẽ được đo bằng đơn vị vôn: 1V = 1J/C.

Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó. Như đã biết ở THCS, số vôn này ch là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch ngoài hở. Vì vậy, suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở.

Trong mạch điện kín, dòng điện chạy qua mạch ngoài và cả mạch trong. Như vậy, nguồn điện cũng là một vật dẫn và cũng có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong của nguồn điện. Vì vậy, mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động và điện trở trong của nó.

Do đó đáp án đúng cho câu hỏi Ssuất điện động của nguồn điện đặc trưng cho điều gì là đáp án C: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Suất điện động của nguồn điện là gì?

Trả lời: Suất điện động (EMF – Electromotive Force) của nguồn điện là hiệu điện thế tối đa mà nguồn này có thể cung cấp cho một mạch điện. Nó đo lường khả năng “đẩy” các điện tử di chuyển trong mạch từ điểm thấp điểm thấp đến điểm cao điểm cao của nguồn điện.

Câu hỏi 2: Suất điện động và điện thế khác nhau như thế nào?

Trả lời: Suất điện động (EMF) là hiệu điện thế tối đa mà nguồn điện có thể cung cấp, trong khi điện thế (voltage) là khả năng thực tế của nguồn điện tạo ra sự chênh lệch điện thế giữa các điểm trong mạch. Điện thế là một giá trị đo được, trong khi EMF là một giá trị lý thuyết.

Câu hỏi 3: Suất điện động đặc trưng thay đổi như thế nào trong một nguồn điện thực tế?

Trả lời: Trong một nguồn điện thực tế, suất điện động đặc trưng có thể thay đổi do nhiều yếu tố như tình trạng hoạt động của nguồn, sự tiêu hao nội trở, biến đổi nhiệt độ, và tuổi thọ của các thành phần bên trong nguồn. Các yếu tố này có thể làm giảm đi suất điện động thực tế so với giá trị được đặc trưng ban đầu.

Câu hỏi 4: Làm thế nào để đo suất điện động của một nguồn điện?

Trả lời: Để đo suất điện động của một nguồn điện, bạn có thể sử dụng một thiết bị đo điện thế như voltmeter. Đặt voltmeter song song với nguồn điện và đo điện thế giữa hai đầu của nguồn. Giá trị đo được sẽ là suất điện động ước tính của nguồn. Tuy nhiên, để đo suất điện động đúng cách, cần đảm bảo rằng mạch kết nối với nguồn điện không có dòng điện chảy qua và không có mất mát năng lượng trong mạch.