Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Quy định như thế nào?

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

  • Tìm việc làm tại Vsip 1 Thuận An Bình Dương
  • Việc làm trả lương theo ngày tại Cần Thơ
  • Tìm việc làm 8 tiếng tại Hà Nội

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại chế độ phúc lợi mà xã hội hỗ trợ cho người lao động. Tuy nhiên vẫn có nhiều người băn khoăn mà người lao động đặt ra về loại bảo hiểm này, đặc biệt là việc không nhận bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn hay không? Hãy cùng ra câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời gian tính hưởng BHTN của người lao động được phép cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể theo khoản 1, điều 45 luật Việc làm 2013:

  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

Xem thêm: Hiểu đúng về bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp có thể được cộng dồn cho một số trường hợp quy định trong luật lao động

Bảo hiểm thất nghiệp có thể được cộng dồn cho một số trường hợp quy định trong luật lao động (Nguồn: Internet)

Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 45, Luật Việc làm 2013 thì trường hợp người lao động không lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp vẫn được coi là chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chính vì vậy, thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp này vẫn được bảo lưu cộng dồn để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện.

Thêm vào đó, căn cứ theo Khoản 2, Điều 45, Luật Việc làm 2013 quy định:

“2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

Sau khi lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp thì thời gian người lao động tham gia BHTN đã tính để nhận tiền không được cộng dồn. Thời gian đóng BHTN cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu trừ các trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trong các trường hợp sau đây:

  • Tìm được việc làm;
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tòa án tuyên bố mất tích;
  • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.

Xem thêm: Hưởng trợ cấp BH thất nghiệp có ảnh hưởng đến tính hưởng chế độ BHXH khi nghỉ hưu không?

Trường hợp cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp đã được Pháp luật quy định rõ ràng trong luật lao động

Trường hợp cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp đã được Pháp luật quy định rõ ràng trong luật lao động (Nguồn: Internet)

Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp là việc mà người lao động đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp sau đó nhưng vì một số trường hợp đặc biệt, như họ chưa hưởng xong trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm mới; chưa có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp,…Trong các trường hợp này, thời gian chưa hưởng đó sẽ được cộng dồn vào lần hưởng trợ cấp tiếp theo.

Xem thêm: Những trường hợp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Nghỉ ngang có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không?

Trong trường hợp nghỉ ngang thì người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian hưởng trợ cấp sẽ được cộng dồn và bảo lưu cho cho thời gian tiếp theo khi người lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp của bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp khi có việc làm

Bảo lưu trợ cấp thất nghiệp là việc người lao động được cơ quan có thẩm quyền cộng dồn thời gian chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp để tính cho lần hưởng trợ cấp tiếp theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp được bảo lưu là:

  • Tìm được việc làm mới
  • Người lao động phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an
  • Người lao động phải đi học tập mà có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên
  • Bị chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp như đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Bị Tòa án tuyên bố là mất tích.
  • Bị tạm giam hoặc chấp hành về hình phạt tù.

Theo đó, người lao động nếu rơi vào các trường hợp nêu trên thì có thể thông báo đến cơ ban có thẩm quyền để thực hiện bảo lưu. Lưu ý là cần có giấy tờ chính minh lý do bảo lưu nhé.

Xem thêm: Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại đâu?

Có khá nhiều trường hợp bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp (Nguồn: Internet)

Có khá nhiều trường hợp bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp (Nguồn: Internet)

Trường hợp không được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Một số trường hợp không được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp là

  • Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Được hưởng lương hưu hằng tháng
  • Không thực hiện đúng theo quy định về thông báo tìm kiếm việc làm vào hằng tháng trong 3 tháng liên tục
  • Người lao động ra nước ngoài định cư hoặc đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Bị xử phạt về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể là xử phạt hành chính.
  • Người lao động bị xử phạt về hành vi lập hồ sơ để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu về trách nhiệm hình sự
  • Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không thông báo tới trung tâm dịch vụ việc làm với những trường hợp mà thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an hoặc có việc làm mới.
  • Bị chết

Xem thêm: Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại đâu?

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo các quy định tại điều 50, Luật việc làm 2013 và điều 8, Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về cách tính tiền BHTN của người lao động sẽ cần xác định được yếu tố sau:

  • Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
  • Thời gian đóng BHTN chưa hưởng = Tổng thời gian đóng BHTN – Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Chế độ tiền lương: Doanh nghiệp Nhà nước/ Doanh nghiệp tư nhân
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2022 mới nhất có hiệu lực từ ngày 1/7/2022 (Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP)
  • Đối với doanh nghiệp Nhà nước sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng I

Một cách ngắn gọn và phổ biến, trợ cấp thất nghiệp bằng 60% tiền lương hàng tháng.

Một số câu hỏi có liên quan đến cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp

Nhìn chung, bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công tác an sinh xã hội. Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến câu hỏi bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không, hi vọng bạn sẽ có những kiến thức hữu ích để có thể dùng khi rơi vào những trường hợp này. Đừng quên theo dõi trang tìm việc làm CareerViet để có những kiến thức hay về xã hội và đời sống nhé.