1. Nghỉ thai sản bao lâu thì được đi làm sớm?
Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) đều ghi nhận thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của người lao động là 06 tháng, trong đó, người ngày được nghỉ trước sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Giỗ tổ Hùng Vương: Lịch sử, ý nghĩa & lịch nghỉ chính thức 2023
- Khám phá bí mật của đỗ đen ngâm rượu – Mytour
- Màu nâu phối với màu gì để tạo ra những set đồ trẻ trung, thời thượng?
- Khi nói về quá trình quang hợp, có các phát biểu sau đây: I. Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO 2 và H 2 O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục. II. Chỉ những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. III. Quá trình quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO 2 được oxi hóa thành sản phẩm quang hợp. IV. Quá trình quang hợp luôn kèm theo sự giải phóng oxi phân tử. Có bao nhiêu phát biếu đúng?
- Mệnh Thổ có nên đeo vàng hay không?
Trường muốn đi làm sớm trước khi hết thời gian thai sản, người lao động phải nghỉ thai sản ít nhất 04 tháng.
Bạn đang xem: Đi làm sớm sau thai sản có phải đóng BHXH không?
Đây là một trong những điều kiện được quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo quy định, lao động nữ chưa nghỉ hết thời gian thai sản mà muốn đi làm sớm phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
– Đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất được 04 tháng.
– Lao động nữ phải báo trước về việc trở lại làm việc và được người sử dụng lao động đồng ý tiếp nhận vào làm.
– Có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.
2. Đi làm sớm sau thai sản có phải đóng BHXH không?
Theo quy định hiện hành, lao động nữ đi làm sớm sau thai sản phải đóng BHXH kể từ thời điểm đi làm.
Xem thêm : Khám phá +10 app nói chuyện với người nước ngoài chất lượng và phổ biến nhất
Bởi điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Làm rõ hơn cho vấn đề đóng bảo hiểm xã hội khi đi làm sớm sau thai sản, điểm 6.3 khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH còn quy định, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ và đơn vị sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh việc phải đóng bảo hiểm, ngoài tiền lương, lao động nữ vẫn được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán đầy đủ trợ cấp thai sản cho đến khi hết thời hạn nghỉ chế độ.
Lưu ý, lao động nữ đi làm sớm sau thai sản không được thanh toán tiền dưỡng sức sau sinh bởi theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động ngay sau khi nghỉ hết thời gian thai sản trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì mới được hưởng chế độ dưỡng sức.
Còn người lao động đi làm sớm đã có giấy xác nhận đủ sức khỏe để làm việc từ trước nên không được thanh toán tiền dưỡng sức sau sinh.
3. Đi làm sớm sau thai sản đóng bảo hiểm theo mức nào?
Người lao động đi làm sớm sau thai sản có hai nguồn thu nhập bao gồm: Tiền trợ cấp thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán và tiền lương do người sử dụng lao động chi trả.
Tuy nhiên, người lao động chỉ phải đóng bảo hiểm theo mức lương mà người sử dụng đang trả.
Xem thêm : Cuo tác dụng với dung dịch h2 so4 tạo thành gì? Giải thích
Bởi theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.
Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH đã hướng dẫn chi tiết về khoản tiền làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
(1) Mức lương trả theo công việc/chức danh.
(2) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố về lao động.
(3) Các khoản bổ sung khác xác định được mức cụ thể cùng với lương trong hợp đồng lao động và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mỗi tháng, người lao động phải trích 10,5% tiền lương để đóng các loại bảo hiểm bao gồm: 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH), 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Đi làm sớm sau thai sản có phải đóng BHXH?” Nếu còn thắc mắc về chế độ thai sản, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp