Giỗ tổ Hùng Vương: Lịch sử, ý nghĩa & lịch nghỉ chính thức 2023

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội Đền Hùng, Quốc giỗ là ngày 10 tháng 03 Âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội mùa xuân hấp dẫn nhất tại miền Bắc, là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam nhằm tưởng nhớ tới công lao dựng nước của các vị Vua Hùng. Ngày hội diễn ra tại Đền Hùng, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

1. Lịch sử & ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương

  • Lịch sử:

Trong sử sách ghi chép từ thời Hậu Lê, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần và nhà Hậu Lê đều cùng hương khói trong ngôi Đền Hùng. Ngày giỗ Vua Hùng được các triều đại phong kiến coi như ngày quốc lễ của đất nước Việt Nam.

Các triều đại phong kiến giao Đền Hùng cho người dân địa phương trông giữ, sửa sang và cúng bái, làm lễ giỗ tổ hàng năm. Đổi lại, người dân tại đó sẽ được triều đình miễn cho các khoản thuế ruộng, sưu dịch và không cần sung lính.

Sang thế kỷ 20, triều vua Khải Định, ngày 10/03 Âm lịch chính thức trở thành ngày giỗ tổ, các quan phải mặc phẩm phục đến đền Hùng tổ chức cúng tế. Vào năm 2007, giỗ tổ trở thành ngày quốc lễ, được Bộ luật Lao động công nhận là ngày nghỉ chính thức.

  • Ý nghĩa:

Trong tâm thức của người Việt, ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn có một vị thế vô cùng quan trọng. Lễ hội là dịp để giáo dục về truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các vị Vua Hùng – những người đã có công dựng nước và giữ nước.

Đây còn là cơ hội để Việt Nam quảng bá với thế giới về một Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Lễ hội chính là niềm tự hào dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa, lòng thành kính với nguồn cội.

>>> Tìm hiểu thêm về 27 địa điểm du lịch gần Hà Nội siêu thú vị để vui chơi cuối tuần

2. Giỗ tổ Hùng Vương nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ giỗ tổ Hùng Vương 2023

Giỗ tổ Hùng Vương 2023 ngày mấy và nghỉ bao ngày? Ngày giỗ tổ năm nay sẽ là ngày 29/04 Dương lịch, liền kề với ngày Giải phóng miền Nam 30/04 và ngày Quốc tế Lao động 01/05. Người lao động sẽ được nghỉ gộp cả 3 ngày lễ, liên tục trong khoảng 4 – 5 ngày:

  • Với các cán bộ, công chức, viên chức, người làm trong Nhà nước: nghỉ trong 5 ngày liên tiếp, từ 29/04/2023 – 03/05/2023.
  • Với các công ty, doanh nghiệp được nghỉ cả thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần: nghỉ trong 5 ngày liên tiếp, từ 29/04/2023 – 03/05/2023.
  • Với các công ty, doanh nghiệp chỉ nghỉ Chủ Nhật hàng tuần: nghỉ trong 4 ngày liên tiếp, từ 29/04/2023 – 02/05/2023.

>>> Xem thêm ngay những lễ hội ở Việt Nam vô cùng nổi tiếng tại khắp ba miền đất nước

3. Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương có gì hấp dẫn?

Lễ hội thường diễn ra từ mùng 8/03 đến hết ngày 11/03 Âm lịch. Hàng ngàn du khách thập phương sẽ kéo về khu di tích Đền Hùng để tham gia lễ hội và trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc.

Lễ hội sẽ bắt đầu ra từ vài ngày trước ngày chính hội với nhiều hoạt động thú vị như nấu bánh chưng, giã bánh dày và hành hương lên khu di tích Đền Hùng. Đặc biệt là màn đánh trống đồng – nghi lễ vô cùng quan trọng vào lễ giỗ tổ Hùng Vương.

Lễ hội Đền Hùng gồm có hai phần chính:

  • Phần lễ

Phần lễ gồm các nghi thức trang nghiêm. Trong ngày chính hội (10/03 Âm lịch) sẽ có hai nghi thức được cử hành là lễ rước kiệu – gồm một đội quân mặc trang phục truyền thống, khiêng kiệu và tay cầm cờ hoa, đi từ chân núi, di chuyển qua các đền và dừng tại Đền Thượng (nơi làm lễ dâng hương); lễ dâng hương – được tổ chức bởi sự điều khiển của người chủ lễ, dâng hương từ các vị chức sắc đến bô lão, người dân và du khách.

  • Phần hội

Phần hội gồm nhiều hoạt động vui chơi – giải trí độc đáo như cuộc thi kiệu, thi hát xoan (hát ghẹo), thi vật, thi kéo co, thi bơi trải…

>>> Tham khảo ngay 10 lễ hội đặc sắc nhất ở Hà Nam

4. Kinh nghiệm đi lễ hội Đền Hùng hữu ích cần nắm

Để có thể hành hương về Đền Hùng vào dịp giỗ tổ Hùng Vương, bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích sau:

  • Cách di chuyển: Từ Hà Nội, bạn có thể tham khảo 3 cung đường để đến Đền Hùng như từ Phạm Văn Đồng – Nam Thăng Long – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Đền Hùng hoặc đường 32 từ Hồ Tùng Mậu – Sơn Tây – Phú Thọ hoặc đại lộ Thăng Long – Sơn Tây – quốc lộ 32 – Phú Thọ – Đền Hùng.
  • Trang phục: Nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi đến lễ hội, nên mang giày thấp hoặc giày thể thao đế mềm để thuận tiện đi lại.
  • Sắm lễ dâng hương: Bạn có thể chuẩn bị lễ vật từ nhà mang đi hoặc mua ở thành phố Việt Trì. Lễ vật gồm bánh chưng, bánh dày, lễ chay hoặc hoa quả, trà, oản hay lễ mặn (gà, lợn, chả, giò)…
  • Khi tham gia lễ hội: Lễ hội khá đông đúc, hãy giữ gìn cẩn thận tư trang để tránh mất cắp. Tại khu di tích còn có các trạm trợ giúp để bạn tìm đồ thất lạc hoặc người thân.

Tại Việt Nam, ngoài lễ hội Đền Hùng, bạn còn có thể tìm hiểu, tham gia vào nhiều lễ hội hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Hãy xem trước thời gian tổ chức lễ hội, sắp xếp lịch trình để có được những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo.

Vinpearl sẽ là nơi dừng chân tuyệt vời, giúp bạn dễ dàng khám phá văn hóa – lễ hội. Tọa lạc tại những thiên đường du lịch của Việt Nam, hệ thống Phú Quốc United Center, Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng, quần thể Vinpearl Nam Hội An, Vinpearl Resort & Spa Hạ Long sở hữu những dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, hệ sinh thái dịch vụ – tiện ích “all in one” sang trọng sẽ giúp bạn có những khoảnh khắc nghỉ ngơi, thư giãn đáng nhớ.

>>> Booking voucher, combo, tour du lịch Vinpearl để thuận tiện tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng và hòa mình vào những lễ hội đặc sắc của địa phương

Giỗ tổ Hùng Vương là lễ hội quan trọng trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Năm 2012, UNESCO đã công nhận lễ hội Đền Hùng là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam đến toàn thế giới.

>>> Đừng quên đặt ngay các voucher, combo, tour du lịch Vinpearl hấp dẫn để vi vu đến những mảnh đất tuyệt đẹp, khám phá văn hóa bản địa đặc sắc