Nội dung câu hỏi:
Luật sư có thể cho tôi biết tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư của xe ô tô được quy định cụ thể thế nào? Xe tôi là xe trên 35 chỗ ngồi thì đi được chạy tối đa bao nhiêu km/h? Trường hợp tôi chạy quá tốc độ thì bị phạt thế nào? Có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay được không? Nếu nộp chậm thì bị phạt thế nào?
Về vấn đề:Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu vực đông dân cư; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Bạn đang xem: Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu vực đông dân cư
Quy định về Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu vực
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTV quy định tốc độ tối đa cho phép ngoài khu vực đông dân cư như sau:
Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Loại xe cơ giới đường bộ
Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.
90
80
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc).
80
70
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).
70
60
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.
60
50
Như vậy, theo quy định này thì tốc độ của xe cơ giới trong khu vực đông dân cư được quy định như sau:
– Trường hợp 1: Khi điều khiển ô tô trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên ngoài khu vực đông dân cư, bạn điều khiển xe ô tô lưu thông với tốc độ tối đa cho phép là 80 km/h.
– Trường hợp 2: Khi điều khiển ô tô trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới trong khu vực đông dân cư, bạn điều khiển xe ô tô lưu thông với tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h.
->Tốc độ tối đa cho phép các phương tiện lưu thông trong khu vực đông dân cư.
Mức phạt khi có vi phạm vượt quá Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu vực
+) Đối với ô tô;
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với xe ô tô chạy quá tốc độ như sau:
Chạy quá tốc độ
Mức tiền
Phạt bổ sung
Mức 1: từ 05 km/h đến dưới 10 km/h Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). – Mức 2: từ 10 km/h đến 20 km/h Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP); Mức 3: từ 20 km/h – 35km/h Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mức 4: trên 35km/h
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Đối với xe máy:
Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt khi xe máy chạy quá tốc độ như sau:
Chạy quá tốc độ
Mức tiền
Phạt bổ sung
Xem thêm : Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy có bị xử lý hình sự hay không?
Mức 1: từ 05 km/h đến dưới 10 km/h Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) – Mức 2: từ 10 km/h đến 20 km/h Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) Mức 3: trên 20 km/h Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Có thể ủy quyền nộp phạt khi chạy quá tốc độ;
Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền:
“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.
Theo đó; cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường; vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho anh bạn thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm an toàn giao thông.
Khi thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông trong trường hợp ủy quyền, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
+ Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;
+ Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;
+ Bản sao chứng thực Giấy CMND của người ủy quyền
+ Bản chính CMND
->Thủ tục nộp phạt qua bưu điện khi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ
Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Về vấn đề chậm nộp phạt giao thông
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về vấn đề nộp phạt chậm như sau:
“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Như vậy, có thể thấy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà bạn không đi nộp phạt thì sẽ coi là nộp phạt giao thông chậm. Số tiền nộp phạt = số tiền phạt +(số tiền phạt x 0,05% x số ngày vượt quá).
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu vực; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Thủ tục nộp phạt để lấy lại bằng lái xe bị tạm giữ theo quy định
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp