5 ngọn núi hùng vỹ của Việt Nam

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video ngọn núi nào cao nhất việt nam

01 Apr 5 ngọn núi hùng vỹ của Việt Nam

Suốt chiều dài tổ quốc từ Bắc chí Nam là những dải đồi núi điệp trùng bát ngát. Nhiều ngọn núi cao đã tồn tại từ bao đời nay, chứng kiến bao đổi thay của lịch sử, trở thành những thắng cảnh, địa danh du lịch khám phá nổi tiếng. Sau đây là Top 5 ngọn núi cao hấp dẫn nhất tại Việt Nam được trang Kỷ lục Việt Nam đề cử:

1. Đỉnh núi Phan Xi Pan (Lào Cai)

Núi Phanxipan thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trên địa phận tỉnh Lào Cai, cao 3.143m, là đỉnh núi cao nhất Đông Dương, được ví như “nóc nhà Đông Dương”. Muốn chinh phục đỉnh Phan Xi Pan có 3 con đường: đường qua bản Cát Cát, đường qua bản Xín Chải và đường qua đèo Ô Qui Hồ. Người leo núi thường chọn đường qua bản Cát Cát với hành trình dài 4 ngày, 3 đêm.

Tin tức - Madagui Forest City

Núi Phan Xi Pan được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương

Du lịch leo núi Phan Xi Pan thật kỳ thú. Dưới chân núi là những loài cây bản địa như: mít, thảo quả, gạo…, đi tiếp là những rừng cây nguyên sinh, dây leo chằng chịt. Lên cao hơn 2000m, mây mù giăng mắc, bước chân chạm vào mây… Nhưng lên cao hơn chừng 5, 6 trăm mét nữa thì bầu trời trở nên quang đãng, nhiệt độ hạ thấp, rất lạnh. Lên đến gần 3.000m, có một mốc ghi dấu năm 1905, người Pháp đã đặt chân đến đây. Điểm cao nhất của đỉnh núi có một khối chóp bằng inox cao 70cm là di vật của các vận động viên người Nga, Đức đặt ở đây năm 1984 khi họ đặt chân đến nóc nhà Đông Dương.

2. Núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)

Núi Hồng Lĩnh

Núi Hồng Lĩnh là dãy núi có tất cả 99 ngọn núi

Núi Hồng Lĩnh là dãy núi có tất cả 99 ngọn thuộc tỉnh Hà Tỉnh. “Hồng Lĩnh ơi, đỉnh cao mây vờn…” lời ca khúc Chào em cô gái Lam Hồng một thời nhắc nhở những chuyến xe vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Ngày nay, Núi Hồng Lĩnh vẫn đứng đó sừng sững với thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và mang trong mình di tích, danh thắng. Trên núi Lĩnh có tới hàng trăm chùa, đền, miếu. Trong đó nổi tiếng và cổ kính là chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, gắn với huyền thoại lưu dấu chân người ngựa trên tảng đá (thuyết tiên giáng trần), chùa Thiên Tượng… Cùng với sông Lam, núi Hồng Lĩnh được xem là biểu trưng cho tỉnh Hà Tĩnh.

3. Núi Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế)

Núi Bạch Mã

Núi Bạch Mã với độ cao hơn 1.500m

Núi Bạch Mã có độ cao hơn 1.500m, nằm cách thành phố Huế 50km về phía nam, mùa đông nhiệt độ không xuống dưới 4 độ C và mùa hè không cao quá 26 độ. Trên đỉnh núi 4 mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng, động thực vật quý hiếm và cả một vùng khí hậu ôn đới như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt… Khám phá núi Bạch Mã, du khách đi theo các tuyến đường mòn Trĩ Sao, dẫn bạn đến thác Trĩ Sao với rất nhiều chim Trĩ Sao sinh sống. Đường mòn thác Đỗ Quyên với bạt ngàn hoa đỗ quyên nở vào tháng 3, tháng 4 như hai thảm lục hoa khổng lồ. Đường mòn thác Ngũ Hồ và đặc biệt là đường mòn Hải Vọng Đài với cảnh quan bao la hùng vĩ của các dãy núi nối tiếp ra tận biển Đông, những di chứng còn lại của những biệt thự hoành tráng thời trước.

4. Núi Langbiang (Lâm Đồng)

Langbiang - Lâm Đồng

Langbiang

Núi Langbiang hay còn gọi là núi Lâm Viên nằm cách thành phố Đà Lạt 12km về phía bắc. Đỉnh núi cao 2.163m, là nơi thích hợp cho các hoạt động thể thao leo núi, đi bộ, nhảy dù hoặc nghiên cứu, tìm hiểu về sinh cảnh của các loài chim, thú, các loài thảo mộc nơi đây. Đứng trên ngọn núi, một màu xanh bạt ngàn hiện ra trước mắt, mây và núi hòa quyện vào nhau. Nhìn xa xa, dòng Đankia với những dòng suối nhỏ uốn lượn ôm ấp chân núi, những ngôi nhà nhấp nhô xen lẫn giữa núi và cây, như một bức tranh sơn thủy hữu tình.

5. Núi Chứa Chan (Xuân Lộc – Đồng Nai)

Núi Chứa Chan - Madagui Forest City

Núi Chứa Chan hay còn gọi là núi Gia Ray

Núi Chứa Chan hay còn gọi là núi Gia Ray thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Nhìn từ xa, núi giống hình bát úp, vào buổi sáng hay khi chập tối, trên đỉnh thường xuất hiện những mảng mây trắng nhỏ lãng đãng hết sức thơ mộng. Núi Chứa Chan cao 837m (cao thứ 2 ở Đông Nam bộ, sau núi Bà Đen – Tây Ninh). Trên đỉnh núi có chùa Bửu Quang, được lập đầu thế kỷ 20. Chùa có chánh điện mái vòm, tọa lạc trong một hang đá trông như hàm rồng với toàn bộ quần thể kiến trúc đều dựa theo những hang động thiên nhiên tạo nên nét thâm nghiêm và kỳ vĩ. Ngoài chùa Bửu Quang, nơi đây cũng nổi tiếng với cây đa cao khoảng 50m, được hình thành từ 3 gốc chụm lại với những truyền thuyết kỳ bí.