Hạt ngũ hoa là loại hạt không còn xa lạ với các chị em phụ nữ. Chúng ta thường thấy hạt được dùng để đắp mặt nạ sau trị mụn để giảm viêm, sưng. Ngoài ra hạt này còn được dùng để trị mụn nhọt, viêm da, làm sáng da, mịn da và thư giãn. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp thêm một số thông tin về hạt ngũ hoa. Hãy cùng YouMed tìm hiểu nhé.
Hạt ngũ hoa là gì?
Hạt ngũ hoa là hạt của cây đình lịch hay cây thốp nốp. Có tên khoa học là Hygrophila salicifolia, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).
Bạn đang xem: Hạt ngũ hoa: Bạn đồng hành của phái đẹp
Cây thuộc loại cây thân thảo rất đa dạng, cao đến 1m, không có lông hoặc có rất ít lông nhất là dưới cụm hoa, thân hình vuông, mọc đứng hoặc nằm, thân phình ra ở các mấu. Lá dạng phiến xoan, thon dài, hoặc thuôn, lá khía tai bèo.
Hoa dạng xim co ở nách lá, tràng hoa màu tím nhạt, nhị sinh sản 4. Quả nang nâu sậm, bên trong chứa 20-35 hạt, màu nâu, có lông, hút nước. Hạt đình lịch khi ngâm vào nước sẽ tạo thành dịch sệt trong, dính chắc các hạt lại với nhau. Hỗn hợp này thường được dùng để đắp ngoài để điều trị các bệnh viêm nhiễm, sưng mủ, hoặc dùng như mặt nạ dưỡng da, làm đẹp.
Cây đình lịch mọc phổ biến khắp nơi. Cây mọc hoang ở bãi ruộng, đất trống, bờ mương, bãi hoang khắp nơi. Cây thường ra hoa vào tháng 5-12.
Công dụng của Hạt ngũ hoa
Thành phần hóa học của hạt ngũ hoa
Hạt đình lịch có thành phần hóa học chứa 25% dầu béo và vết của một loại alcaloid đắng.
Trị mụn
Đây là công dụng thường được biết tới nhất của hạt ngũ hoa. Loại hạt này chữa được mụn viêm là do trong hạt chứa một lượng lớn chất alkaloid đắng. Đây là một chất chống viêm thực vật mạnh, và ở mỗi loại cây khác nhau lại có một đặc tính riêng.
Xem thêm : Bầu 3 tháng đầu có nên uống sữa tươi không? Một số lưu ý khi bà bầu sử dụng sữa tươi
Theo một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Ấn Độ, dịch chiết toàn cây của cây đình lịch đã được nền y học Ấn Độ ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý viêm. Các bệnh lý như vàng da, nhiễm trùng tiểu, gút, rối loạn chức năng gan, thấp khớp…đều có đáp ứng khá tốt với cây thuốc đình lịch. Do đó, loại dược liệu này sẽ có tác dụng tốt trong việc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây ra mụn viêm, và các hóa chất gây viêm.
Trị mụn nhọt
Mụn nhọt gây sưng đau nhiều, đôi khi kèm sốt, rất khó chịu. Đây là tình trạng viêm cấp của nang lông và tổ chức xung quanh, có kèm hoại tử tế bào tạo thành dịch mủ bên dưới da. Mụn nhọt thường do tụ cầu vàng (Staphylococcus aereus) gây ra. Loại vi khuẩn này sống kí sinh thường trú trên da. Khi hàng rào bảo vệ của da bị mất đi kết hợp với yếu tố thuận lợi thì sẽ tạo thành mụn nhọt. Những người dễ bị mụn nhọt là người mắc đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng…
Hạt ngũ hoa hút nước rất mạnh, khi ngâm với nước sạch sẽ cho một loại mặt nạ ẩm mát. Đắp dược liệu này sẽ làm mát da, nên sẽ giúp co mạch tại chỗ viêm, hạn chế dòng máu mang nhiều bạch cầu và các yếu tố viêm lên vùng da đó. Giúp mát dịu da, giảm sưng, giảm viêm và giảm đau. Bên cạnh đó, loại hạt này còn có alkaloid đắng kháng viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm.
Trẻ hóa da
Mặt nạ hạt ngũ hoa có tính cấp ẩm cao. Sử dụng mặt nạ này sẽ giúp da được cấp ẩm tốt, hạn chế tình trạng khô da gây nhanh lão hóa. Da mặt cần được cấp ẩm thường xuyên. Đây được xem như lớp hàng rào ngoài cùng bảo vệ da. Mất đi lớp ẩm này lâu ngày sẽ làm cho các tế bào bên dưới bị khô, yếu và nhanh lão hóa.
Việc cấp ẩm thường xuyên cũng sẽ giúp da không tiết thêm dầu thừa, từ đó hạn chế da bóng dầu, mụn. Với đặc tính hút nước mạnh, cấp ẩm tốt, kháng viêm tốt, thì mặt nạ hạt ngũ hoa là một loại mỹ phẩm thiên nhiên lý tưởng cho việc trẻ hóa da.
Trị đòn ngã, tổn thương, bầm máu
Đắp hạt ngũ hoa lên vết thương đòn ngã, có sưng viêm và bầm máu giúp nhanh lành vết thương. Nó có công dụng làm mát dịu da, giảm dịch viêm và hạn chế quá trình viêm của vết thương. Chú ý, không đắp trực tiếp lên miệng vết thương, hoặc vùng da trầy xước nhiều. Rửa thật sạch vết thương với nước muối sinh lý trước khi đắp để tránh tạp nhiễm từ vết thương cũng như từ hạt ngũ hoa.
Chữa đau đầu, sốt rét
Ở Giava, người ta đắp đắp loại hạt này ngâm với nước để trị đau đầu, sốt. Đắp lên vùng trán, thái dương, giúp làm mát dịu da tức thì do phản ứng co mạch, giúp hạ nhiệt.
Tác dụng theo y học cổ truyền của hạt ngũ hoa
Xem thêm : So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Theo Đông y, hạt ngũ hoa có vị đắng, cay, rất hàn. Hạt quy kinh phế và bàng quang
Công dụng trừ đàm, dịu cơn hen, lợi tiểu, giảm phù.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa sâu răng, cam răng
Dùng Đình lịch, Hùng hoàng, lượng bằng nhau, tán bột, trộn với mỡ heo, bọc trong bông ngậm 2 lần trong ngày.
Toàn thân phù
Dùng Đình lịch 120g, sao, tán bột, trộn với Táo nhục làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 15 viên với nước sắc Tang bạch bì, 3 ngày thì có hiệu quả (Ngoại Đài Bí Yếu).
Cách sử dụng Hạt ngũ hoa
Khi chọn hạt ngũ hoa, cần chọn loại có kích thước hạt đồng đều, không có nhiều bụi đất xung quanh bao bì. Có thể dùng ray bột lỗ nhỏ để loại bớt bụi đất còn sót lại. Dùng thìa nhỏ lấy 2-3 thìa hạt rãi đều lên đĩa sạch, cho nước ấm vào, lượng nước vừa đủ cho hạt nở đều. Gỡ nhẹ lớp mặt nạ, đắp lên vùng da đã được làm sạch.
Lưu ý khi dùng Hạt ngũ hoa đắp mặt nạ
- Đắp hạt ngũ hoa không nên đắp quá dày và không nên đắp qua đêm. Thời gian đắp nên giới hạn dưới 30 phút.
- Mỗi tuần chỉ nên đắp 1-2 lần. Nếu đắp trị mụn nhọt thì có thể đắp mỗi ngày đến khi mụn nhọt nhỏ lại, hết sưng đau.
- Việc làm sạch da rất quan trọng, sẽ giúp da không bị bí tắc lỗ chân lông, ngoài ra còn giúp các dưỡng chất từ hạt ngũ hoa dễ thẩm thấu hơn.
Hạt ngũ hoa là một vị thuốc gần gũi. Vừa dễ mua, dễ sử dụng, lại có nhiều ứng dụng từ làm đẹp cho đến trị bệnh. Hy vọng bài viết lần này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những tác dụng của hạt ngũ hoa. Từ đó, có thể đem hạt vào giúp ích trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi có một số trường hợp dị ứng da với loại hạt này. Xin tham khảo thêm ý kiến chuyên gia nếu gặp tác dụng không mong muốn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp