4 nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có thể bạn không biết

Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới nhưng gần đây diễn ra liên tục và đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng với diễn biến hết sức phức tạp. Hiểu biết về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường giúp nạn nhân có những biện pháp tránh khỏi vấn nạn này, chúng ta có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Hãy cùng The Dewey Schools tham khảo thông tin bài viết dưới đây để cập nhật thêm thông tin hữu ích nhé.

nguyen-nhan-dan-den-bao-luc-hoc-duong-01

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường đến kịp thời ngăn chặn hiệu quả

Bạo lực học đường là thuật ngữ để chỉ những hành vi bạo lực cố ý gây ra những thiệt hại về tinh thần, thể chất của người học như hành hạ, đánh đập, ngược đãi, xâm hại sức khỏe, thân thể, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi… xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Có thể coi đây là hành vi gây thương tích có chủ đích gây tổn hại về tinh thần, sức khỏe có chủ đích với người bị hại, từ đó gây tổn thương nghiêm trọng đến tính cách, tâm lý và tương lai của người khác.

Tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng và bộ lộ tính phức tạp, nguy hiểm gây bức xúc trong dư luận. Đối tượng bạo lực học đường khác nhau bao gồm học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và ngược lại, cha mẹ với học sinh và các đối tượng khác với học sinh. Trong đó phổ biến nhất là bạo lực giữa học sinh với học sinh.

Một điều đáng lo ngại là tình trạng bạo lực xảy ra đôi khi đến từ nguyên nhân rất đơn giản như mâu thuẫn nói xấu nhau trên diễn đàn, va chạm khi chơi đùa ngoài giờ học… Bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, vì vậy chúng ta nên quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường để có biện pháp phòng tránh và hỗ trợ kịp thời.

Ảnh hưởng từ môi trường học tập

Trẻ dành nhiều thời gian cho hoạt động học tập tại trường, bởi vậy trẻ chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường học tập. Nhiệm vụ chính của nhà trường là giáo dục, đào tạo các kỹ năng, hình thành thái độ, tính cách cho học sinh. Vì vậy, nếu môi trường học tập không lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường thường xuyên, cụ thể:

  • Trường học, lớp học áp dụng những cách xử lý vấn đề kỷ luật hay hạnh kiểm chưa thực sự thỏa đáng khiến trẻ cảm thấy bất mãn, khó chịu
  • Mô hình giáo dục của nhà trường chưa có hiệu quả, chưa đúng cách
  • Học sinh bỏ học dễ có hành vi bạo lực hay trở thành nạn nhân của bạo lực
  • Trẻ phải tiếp nhận những tổn thương về mặt tinh thần tại trường học như bị bạn bè cô lập, bị dè bỉu, bị đánh đập…

nguyen-nhan-dan-den-bao-luc-hoc-duong-03

Ảnh hưởng từ môi trường học tập

Tác động từ phía gia đình

Một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực học đường chính khác là tác động từ phía gia đình. Một số yếu tố từ gia đình gây nên tình trạng bạo lực ở trẻ em có thể kể đến là:

  • Nhiều gia đình có hình thức giáo dục bằng tác động vật lý hoặc những lời nói nặng nề khiến trẻ trở nên bạo lực
  • Nhiều phụ huynh thiếu sự giám sát, không nhận biết sự thay đổi tiêu cực của trẻ hay sự kỷ luật không nhất quán quá khắc nghiệt hay quá dễ dãi có thể khiến trẻ có hành vi bạo lực
  • Cha mẹ ít quan tâm đến con cái, dẫn đến trẻ không hình thành, hoàn chỉnh được tính cách tích cực của bản thân
  • Phụ huynh lạm dụng chất kích thích, rượu bia hay mắc rối loạn tâm lý không được điều trị làm tăng căng thẳng trong cuộc sống gia đình cũng là nguyên nhân gây ra hành vi bạo lực ở trẻ
  • Các thành viên trong gia đình thường xung đột hay thiếu thành viên dẫn đến môi trường căng thẳng nhưng không được giải quyết dẫn đến trẻ có cảm giác bản thân không có giá trị, từ đó hình thành hành vi bạo lực
  • Phụ huynh gặp áp lực trong cuộc sống hay công việc dẫn đến bạo hành trẻ để thả lỏng, đây là hoàn cảnh khiến trẻ trở nên bạo lực, tiêu cực. Đây chính là hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng xấu đến nhận thức, sự phát triển nhân cách của trẻ. Theo nhiều điều tra, tình trạng bạo lực gia đình có dấu hiệu tăng nhanh.

Tâm lý của tuổi dậy thì

Tâm lý của tuổi dậy thì là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực học đường nổi bật nhất, chủ yếu nhất. Yếu tố tâm lý trong độ tuổi dậy thì thường xảy ra đối với học sinh chủ yếu ở lứa tuổi từ 12 – 17 tuổi. Giai đoạn này trẻ có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất, tâm lý, là độ tuổi vô cùng nhạy cảm, tâm lý không ổn định, có xu hướng một cái tôi vị kỷ.

Đây là quá trình trẻ học tập để hình thành tính cách con người, chịu sự tác động, kích thích từ các nhân tố độc hại, các đối tượng xấu, môi trường xã hội xung quanh. Ở giai đoạn tâm lý tuổi dậy thì chỉ cần 1 tác động tiêu cực nào đó, cũng có thể khiến các em có xu hướng học theo, nên tâm lý cũng dễ dàng mang hơi hướng bạo lực hơn.

Nếu trẻ sống trong môi trường khiến các em học theo và hình thành tâm lý thích bắt nạt người khác sẽ dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Một số trường hợp trẻ có thể trở nên bạo lực cần người lớn quan tâm, hỗ trợ và tập trung để có thể giáo dục tâm lý là:

  • Trẻ từng bị bỏ bê, lạm dụng, chấn thương tâm lý sẽ gia tăng hành vi bạo lực, hung hăng hơn
  • Trẻ từng có hành vi hung hăng sẽ có nguy cơ trở nên bạo lực hơn trẻ khác
  • Những thanh thiếu niên có chỉ số IQ thấp, rối loạn học tập, kém nhận thức, thiếu chú ý, bị tăng động có nguy cơ, khả năng có hành vi bạo lực
  • Một số thanh thiếu niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần, đau khổ về cảm xúc có thể là nguyên nhân gây nên hành động bạo lực
  • Trẻ tham gia vào hoạt động bất hợp pháp, có không tin tưởng vào con người, cuộc sống, có niềm tin chống đối xã hội cũng làm tăng khả năng trở nên hung hăng về thể chất. Ví dụ như trẻ sử dụng chất gây nghiện, rượu bia…

nguyen-nhan-dan-den-bao-luc-hoc-duong-02

Nguyên nhân bạo lực học đường do tâm lý tuổi dậy thì

Nhiều cha mẹ quan tâm:

  • 10 cách dạy con trai tuổi dậy thì mà cha mẹ cần biết
  • 9 phương pháp dạy con gái tuổi dậy thì đúng cách cho ba mẹ

Các yếu tố từ xã hội

Ngoài những nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường trên đây thì các yếu tố đến từ xã hội cũng là tác động trực tiếp cần quan tâm, chú ý. Trẻ chịu ảnh hưởng từ cộng đồng nơi thường xuyên sinh sống:

  • Cộng đồng bị suy giảm kinh tế, nhà ở không đạt tiêu chuẩn có thể là nguyên nhân góp phần làm cho trẻ cảm thấy bất mãn với xã hội, cảm thấy không được quan tâm. Từ sự tức giận đó trẻ thể hiện thông qua bạo lực.
  • Cộng đồng không có sự gắn kết sẽ làm cho trẻ cảm giác cô đơn, lẻ loi hay bị xa lánh, dẫn đến gia tăng bạo lực, tội phạm
  • Cộng đồng thường xuyên xảy ra tình trọng bạo lực, nơi trẻ chứng kiến bạo lực, trẻ trở thành nạn nhân của bạo lực cũng là điều kiện khiến thanh thiếu niên có nhiều khả năng trở thành tội phạm

Ngoài ra, trẻ chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực khác như sách báo, trò chơi điện tử chứa hành vi bạo lực, phim bạo lực cấm trẻ dưới 18 tuổi, đồ chơi mang tính bạo lực như kiếm, súng… Những hình ảnh bạo lực lan tràn trên thông tin mạng không được kiểm duyệt dẫn đến sự tò mò, tìm kiếm thông tin của những đối tượng ở tuổi vị thành niên để tiếp xúc, nảy sinh tâm lý bạo lực học đường ở ngoài thực tế.

Bên cạnh đó nhiều trẻ ít tham gia vào các hoạt động có tổ chức như hoạt động thể thao, câu lạc bộ cũng đóng vai trò trong hành vi bạo lực. Trẻ kết giao với những người phạm tội cũng làm gia tăng nguy cơ tham gia vào bạo lực và các hoạt động bất hợp pháp. Các thông tin tiêu cực khiến nhiều trẻ cảm thấy lo sợ về sự an toàn, dẫn đến khuyến khích trẻ những hiện phòng vệ bằng các biện pháp cực đoan.

Theo tổng hợp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong một năm học đã có 1600 vụ đánh nhau tại trong và ngoài trường. Đây là con số báo động, cảnh tỉnh cho phụ huynh về vấn đề bảo vệ trẻ không trở thành nạn nhân của bạo lực học đường hay trở thành người gây ra bạo lực học đường. Nhận thức nguyên nhân gây ra bạo lực học đường sẽ giúp chúng ta thấu hiểu, đồng hành và hỗ trợ giúp các em học sinh tránh khỏi vấn nạn này.

Bạo lực học đường đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với mỗi gia đình, trường học và toàn xã hội. Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan, cha mẹ cần chủ động tạo ra cho con môi trường giáo dục, học tập phát triển lành mạnh. Chúng ta nên chủ động dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc cho trẻ. Đồng thời giữ mối liên hệ mật thiết với nhà trường để hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ chính mình và tránh xa bạo lực học đường.

Đừng quên theo dõi The Dewey Schools để kịp thời cập nhật thông tin mới nhất về hoạt động giáo dục cho học sinh nhé.

Xem thêm: Trường học an toàn là gì? Cách xây dựng trường học an toàn