Ngứa ngực khi mang thai: Nguyên nhân và cách giảm ngứa hiệu quả

Rạn da khi mang thai xuất hiện dưới nhiều màu sắc khác nhau, từ đỏ, hồng cho đến xanh hoặc thậm chí cả tím. Chúng có xu hướng mờ dần và nhạt đi theo thời gian. Điều này cũng xảy ra tương tự với vùng ngực. Bởi vì vòng 1 của mẹ sẽ ngày càng căng ra và lớn hơn theo sự phát triển của thai kỳ

2.3. Chàm da (Eczema)

vì sao bị ngứa ngực khi mang thai

Bệnh chàm là tình trạng khá phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong suốt 9 tháng em bé ở trong bụng mẹ. Một số dấu hiệu điển hình của chàm bao gồm ngứa ngực khi mang thai hoặc trên những bộ phận khác của cơ thể. Cùng với đó, làn da mẹ bầu cũng trở nên thô ráp, xuất hiện các mảng đỏ, nứt nẻ, thậm chỉ là nổi vảy.

2.4. Sẩn ngứa và mề đay (Pruritic Urticarial Papules and Plaques of Pregnancy – PUPPP)

Nếu mẹ bầu bị ngứa ngực thì nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ chứng sẩn ngứa và mề đay đấy. Tình trạng này sẽ khiến da hiện lên các nốt sưng nhỏ, nốt mề đay theo từng cụm, lan đến cả các bộ phận khác như ngực, đùi và mông.

2.5. Phát ban cơ địa thai kỳ (Atopic eruption during pregnancy – AEP)

Những mẹ bầu có tiền sử dị ứng (viêm da dị ứng) có nguy cơ phát triển các mảng đỏ, có vảy và ngứa trên ngực, cổ và các vùng da khô khác. Đây có thể là nguyên nhân khiến các chị em bị ngứa ngực khi mang thai.

2.6. Sẩn ngứa thai kỳ (Prurigo of pregnancy)

Sẩn ngứa là một tình trạng đặc trưng của thai kỳ, xảy ra do phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với tất cả những thay đổi của quá trình mang thai.

Nếu bị sẩn ngứa thai kỳ, mẹ bầu có thể có những vết sưng nhỏ trên ngực hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Các vết sưng có thể gây ngứa và trông giống như vết côn trùng cắn.

3. Ngứa ngực khi mang thai do các bệnh lý khác

Mẹ bầu bị ngứa ngực cũng có thể do nhiều bệnh lý khác, chẳng hạn như nhiễm trùng nấm men, ứ mật khi mang thai, bệnh Paget ở vú (ung thư vú hiếm gặp), viêm vú… Bên cạnh đó, hăm da vùng ngực cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa vú khi mang thai.