Rối loạn nhịp tim nên và không nên ăn gì?

4.1 Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Canxi, natri, kali, magie, … là những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt magie có vai trò quan trọng trong dẫn truyền tín hiệu thần kinh và co cơ tim. Thiếu hụt các khoáng chất này có thể gây rối loạn nhịp tim. Các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất tốt cho nhịp tim như các loại đậu, hạt điều, đậu đen, ngũ cốc, bơ, sữa đậu này, cải bó xôi, chuối, rau lá có màu xanh và sữa ít béo, …

4.2 Thực phẩm giàu omega-3

Nếu bạn đang thắc mắc người bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì tốt cho sức khỏe thì các loại thực phẩm giàu omega-3 là 1 nhóm thực phẩm không thể thiếu. Các nghiên cứu cho thấy omega-3 có tác dụng tốt với người bị rối loạn nhịp tim như giúp giảm nhịp tim, hạ triglycerid máu, chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tích tụ mảng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tử vong do các bệnh lý về tim như đột quỵ và đau tim,… Điều này là do omega-3 có tác động trực tiếp lên khả năng co bóp của cơ tim, giúp giữ ổn định nhịp tim, không tăng quá cao khi vận động.

Người bệnh nên chọn các thực phẩm giàu omega-3 như cá thu, cá trích, cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, hạt chia, hạt bí ngô, việt quất, súp lơ, cải bó xôi, … Người bị rối loạn nhịp tim nên ăn 2 – 3 bữa cá/ tuần.

Tuy nhiên, omega-3 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu.

4.3 Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin

Nhiều bệnh nhân vẫn thắc mắc rối loạn nhịp tim ăn gì để giúp ổn định nhịp tim. Trái cây và rau quả giàu chất xơ và tố cho tim mạch. Chất xơ giúp hấp thu lượng Cholesterol có hại, từ đó giảm các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp.

Theo các nghiên cứu, tiêu thụ 800g rau củ, trái cây mỗi ngày giúp giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 31% nguy cơ tử vong sớm. Nên thêm vào chế độ ăn hằng ngày nhiều rau và trái cây như cải bó xôi, cà chua, cà rốt, ớt chuông, măng tây, táo, trái cây họ cam quýt, táo và nho, … Đặc biệt, trong thành phần quả việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin có tác dụng hạ huyết áp, cải thiện chức năng mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

4.4 Thực phẩm làm tăng độ bền thành mạch

Tăng huyết áp, mỡ máu cao là nguyên nhân gây tổn thương mạch máu, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Do đó, khi xem xét người bị rối loạn nhịp tim nên ăn gì thì nên bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng độ bền mạch máu và giảm muối trong chế độ ăn như:

  • Thực phẩm giàu vitamin C, vitaminA: Chúng có khả năng giảm stress, chống oxy hóa và chống viêm.
  • Giữ tỉ lệ kali/natri trong giới hạn để ổn định huyết áp bằng cách bổ sung nước cam, chuối và cà chua, …
  • Loại bỏ chất béo có hại, giảm đường và tinh bột tinh chế.