1. Thế nào là người mang hai quốc tịch?
Người hai quốc tịch là trường hợp một công dân nhưng cùng một lúc đồng thời là công dân của hai quốc gia, đồng thời chịu sự ràng buộc pháp lý và hưởng đầy đủ quyền lợi, hoặc thực hiện nghĩa vụ của bản thân trong cả phạm vi hai quốc gia
Bạn đang xem: NGƯỜI 2 QUỐC TỊCH CÓ ĐƯỢC MUA ĐẤT, ĐỨNG TÊN SỔ ĐỎ KHÔNG?
Việc một người mang hai quốc tịch cũng mang lại nhiều sự phức tạp trong việc các quốc gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân của nước mình. Bên cạnh đó người hai quốc tịch cũng không thể đủ khả năng thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ công dân đối với hai quốc gia mà họ mang quốc tịch. Ngoài ra, tình trạng một người mang hai quốc tịch còn gây ra những khó khăn cho thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, gây phức tạp cho quan hệ hợp tác giữa các quốc gia về dân cư.
2. Công dân Việt Nam có được quyền mang hai quốc tịch hay không?
Tại Việt Nam, chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch duy nhất là Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-VPQH Luật Quốc tịch năm 2014 thì Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam (chỉ trừ một số trường hợp khác mà Luật Quốc tịch này quy định).
Cụ thể các trường hợp khác đó bao gồm:
-Trường hợp người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng đồng thời vẫn xin giữ quốc tịch nước ngoài. Trong trường hợp này thì công dân phải đáp ứng được các điều kiện và Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho nhập quốc tịch mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Văn bản hợp nhất Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014 và Điều 9 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP;
-Trường hợp người Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam và đồng thời vẫn xin giữ quốc tịch nước ngoài. Trường hợp này cũng phải bảo đảm các điều kiện và theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Văn bản hợp nhất Luật Quốc tịch Việt năm 2014 và Điều 14 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP;
-Trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn được giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Văn bản hợp nhất Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014.
Như vậy, khi thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì người có hai quốc tịch, bao gồm quốc tịch Việt Nam và một quốc tịch nước ngoài thì vẫn được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận.
3. Người mang hai quốc tịch có được đứng tên mua sổ đỏ hay không?
a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn được gọi là sổ đỏ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất
b) Quyền sử dụng đất của người nước ngoài
Tại Điều 5 Luật đất đai 2013, quy định về các đối tượng sử dụng đất bao gồm:
Xem thêm : 2 cách báo cáo cuộc gọi rác đơn giản, nhanh chóng!
“Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1.Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2.Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3.Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4.Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5.Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”
Như vậy, từ những quy định luật trên đưa ra, chỉ có những trường hợp “người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch” mới được quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Trường hợp người mang hai quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam tức là công dân Việt Nam thì sẽ được mua đất tại Việt Nam. Người có 2 quốc tịch, trong đó có một quốc tịch Việt Nam thì vẫn công nhận người đó là công dân Việt Nam và được hưởng đầy đủ các quyền lợi mà Nhà nước Việt Nam đặt ra cho công dân Việt Nam. Do đó mà người mang 2 quốc tịch trong trường hợp này vẫn được hưởng quyền mua đất và đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như người chỉ mang một quốc tịch Việt Nam.
4. Những thủ tục để người hai quốc tịch mua đất, đứng tên sổ đỏ
Trình tự thủ tục đứng tên trên Sổ đỏ sẽ tương tự như trình tự thủ tục đứng tên trên sổ đỏ như công dân Việt Nam. Theo đó, cụ thể gồm:
-Đặt cọc và lập hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất:
+Khi đặt cọc và lập hợp đồng đặt cọc thì bên mua và bên bán có thể thực hiện ở phòng công chứng nơi có đất hoặc các bên mua bán yêu cầu người thứ 3 đứng ra làm chứng. Thông thường, khi đặt cọc và lập hợp đồng đặt cọc thì sẽ do 1 người thứ 3 đứng ra làm chứng, người này không có quan hệ với cả hai bên mua và bán (hiện nay, các bên thương mua bán thông qua mối giới nên người thứ ba thường là bên môi giới mua bán nhà đất).
-Lập hợp đồng mua bán nhà đất:
Sau thủ tục đặt cọc có chữ ký của các bên thì sẽ tiến hành lập hợp đồng mua bán nhà đất theo thời gian mà các bên đã thoả thuận với nhau trong hợp đồng đặt cọc. Theo đó, khi lập hợp đồng mua bán nhà đất thì các bên sẽ thực hiện tại Văn phòng công chứng/ Phòng công chứng nơi có đất để bảo đảm về hình thức cũng như tính hợp pháp của hợp đồng mua bán nhà đất.
Khi đến văn phòng công chứng để lập hợp đồng mua bán nhà đất, các bên mua bán cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu cần thiết sau:
Xem thêm : Tuyển tập nhạc quốc tế bất hủ pop ballad hay nhất – Love song collections (Part 2)
+Giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán như: Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng;
+Giấy tờ chứng nhận tình trạng hôn nhân của các bên: Giấy đăng ký kết hôn hoặc Giấy chứng nhận tình trạng độc thân;
+Hợp đồng đặt cọc đã được lập trước đó;
+Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+Trong trường hợp có yêu cầu về xác nhận cư trú thì không sử dụng sổ hộ khẩu giấy nữa mà các bên sẽ xin xác nhận cư trú thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư.
Khi các bên cung cấp những giấy tờ trên thì công chứng viên sẽ kiểm tra tính xác thực của những giấy tờ, tài liệu mà các bên cung cấp và lập hợp đồng mua bán nhà đất cho các bên. Sau đó, bên mua và bên bán sẽ đọc lại để xác nhận về nội dung hợp đồng cũng như yêu cầu chỉnh sửa (nếu có). Khi các bên đồng ý các nội dung, cam kết thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện việc ký tên, ký nháy, lăn tay để xác nhận về việc mua bán nhà đất.
-Sang tên sổ đỏ cho chủ sở hữu mới và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định:
Sau khi hoàn tất việc công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thì người mua sẽ lập hồ sơ để đăng ký biến động đất đai và sang tên cho người mua. Theo đó, hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm:
+Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
+Hợp mua bán nhà đất có công chứng;
+Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp;
+Giấy tờ làm căn cứ miễn thuế và lệ phí (nếu có).
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu trên thì người sử dụng đất sẽ thực hiện nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký biến động đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu người sử dụng đất có nhu cầu.
Theo đó, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ tiến hành tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người sử dụng đất đã nộp hồ sơ. Nếu người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký biến động đất đai cấp huyện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Theo đó, Văn phòng đăng ký biến động đất đai sẽ tiến hành chuyển hồ sơ, thông tin của người mua sang cơ quan thuế để xác định nghĩa cụ tài chính của người sử dụng đất.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Giấy chứng nhận về Uỷ ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết hồ sơ.
Như vậy, từ các quy định của pháp luật của người mang hai quốc tịch có thể thấy rằng họ cũng được hưởng các quyền lợi đầy đủ như công dân có một quốc tịch tại Việt Nam mà không bị giới hạn gì
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp