Ai là người đứng đầu nhà nước Văn Lang?

Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

Đầu tiên, chúng ta cần biết nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào trong mốc lịch sử Việt Nam.

Vào khoảng thế kỷ VII trước công nguyên (2879 TCN), trên cơ sở phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là nhà nước Văn Lang ra đời , với kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay) ra đời. Đến khoảng thế kỷ III trước Công nguyên (258 TCN), nhà nước Văn Lang ngày càng suy yếu, nhân thời cơ đó Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân u Việt và Lạc Việt lập ra nhà nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Do đó, dân gian quan niệm rằng nước Văn Lang đời trong thời kỳ của các vị vua Hùng cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm văn hiến.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư của sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15, Lạc Long Quân (theo truyền thuyết là cháu 5 đời của Thần Nông) cùng vợ là u Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai; 50 người theo cha về bờ Biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc – Phú Thọ.

ban-do-sua-mau-2-copyright

Bản đồ mô phỏng nước Xích Quỷ, nước Văn Lang, trung tâm từng thời kỳ và các dòng di cư hình thành các quốc gia. Nguồn:Lược Sử Tộc Việt, designer: Quốc Toản.

Sự suy vong của nhà nước Văn Lang:Vào khoảng cuối thời Hồng Bàng, theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) và Đại Việt Sử Ký, vì vua Thục nhiều lần đánh Văn Lang, nhưng vì quân mạnh, ai cũng đánh thua nên vua Hùng ngày càng chủ quan, không lo chuyện triều chính, quân sự. Trong cung ngày ngày chỉ đơn giản là uống rượu và tiệc tùng cho vui. Năm 258 TCN, cháu vua Thục Phán ra đánh, vua còn đang say thì quân Thục tiến đến vua nhảy xuống giếng tự tử, quân sĩ đầu hàng. Thục Vương tiếp quản đất nước, thống nhất và thành lập nước u Lạc.

Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?

Lãnh thổ nhà nước Văn Lang nằm trên khu vực ven các sông lớn ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ. Ban đầu là những bộ lạc dưới quyền cai quản của các thủ lĩnh, các bộ lạc này có nhiều điểm tương đồng như các sinh hoạt, tiếng nói, cách thức sản xuất,…

Giữa các chiềng, chạ dần xảy ra mâu thuẫn do quyền lợi của người dân không đồng đều như là sự phân chia của cải, sự phân công lao động. Mặt khác ở ven các con sông lớn nên việc sản xuất nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi mùa mưa lũ đến.

Do đó, cần phải có người chỉ huy để chỉ đạo người dân sản xuất, ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ mùa màng và đấu tranh chống xung đột. Vì vậy, nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp trên.

a) Ý nghĩa tên gọi của nhà nước Văn Lang

Tên gọi Văn Lang có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ Blang hay Klang. Theo đó tổ tiên của người dân Mường là con chim ay và ua. Vùng đất Mê Linh là tên gọi bắt nguồn từ loài chim có tên Mling. Còn vùng đất Bạch Hạc giống với biểu tượng con chim trắng nhảy múa trên cánh đồng, ta có thể thấy hoạ tiết này trên trống đồng Đông Sơn vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

b) Kinh đô nước Văn Lang đặt ở đâu? Lãnh thổ của nước Văn Lang

Theo sử sách có ghi lại kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Bạc Hầu nay là thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi hội tụ của 3 dòng sông lớn là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Đây là vùng đất địa linh, có các yếu tố cần thiết để phát triển nông nghiệp lúa nước.

van_lang

Nhà nước Văn Lang có lãnh thổ phía đông giáp Nam Hải (tức Biển Đông), Tây tới Ba Thục, Bắc tới hồ Động Đình, Nam tới nước Hồ Tôn Tinh (còn gọi là nước Hồ Tôn, sau này là Chiêm Thành); lãnh thổ chia thành 15 bộ, còn gọi là quận. Còn dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, cho thấy lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, có thể kéo dài tới Quảng Trị.

c) Các vị thủ lĩnh tối cao nhà nước Văn Lang

Sử cũ gọi người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Vua Hùng, tức Hùng Vương. Các đời vua kế tiếp của nhà nước Văn Lang đều lấy danh hiệu đó.

Truyền thuyết kể lại rằng vua Hùng bắt đầu từ thời xã hội Văn Lang tồn tại. Đứng đầu nước Văn Lang là các thủ lĩnh tối cao, được biết đến với tôn hiệu Hùng Vương. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo.

Nước Văn Lang tồn tại qua mấy đời vua?

Nhà nước Văn Lang trải qua sự cai trị của 18 đời vua Hùng kéo dài trong 2.622 năm. Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần cho rằng 18 vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành); mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Thậm chí con số 18 có thể chỉ nên hiểu là con số tượng trưng ước lệ, vì 18 là bội số của 9 – vốn là con số thiêng trong văn hóa người Việt.

18 đời vua Hùng gồm:

  1. Kinh Dương Vương – vị vua viễn tổ.
  2. Lạc Long Quân – vị vua cao tổ.
  3. Hùng Quốc Vương – vị vua mở nước.
  4. Hùng Diệp Vương – Bảo Lang.
  5. Hùng Huy Vương – Viên Lang.
  6. Hùng Huy Vương (cùng hiệu với đời thứ 5) huý Pháp Hải Lang.
  7. Hùng Chiêu Vương – Lang Tiên Lang.
  8. Hùng Vi Vương – Thừa Vân Lang.
  9. Hùng Duy Vương – Quốc Lang.
  10. Hùng Uy Vương Vương – Hùng Hải Lang.
  11. Hùng Chính Vương – Hùng Đức Lang.
  12. Hùng Việt Vương – Đức Hiền Lang.
  13. Hùng Việt Vương – Tuấn Lang.
  14. Hùng Anh Vương – Châu Nhân Lang.
  15. Hùng Chiêu Vương – Cảnh Chân Lang.
  16. Hùng Tạo Vương – Đức Quân Lang.
  17. Hùng Nghị Vương – Bảo Quang Lang.
  18. Hùng Duệ Vương – Huệ Lang.

Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang

Có thể nói, Nhà nước Văn Lang là dạng nhà nước sơ khai, không thể xếp vào dạng nào trong 5 hình thái nhà nước của lịch sử phát triển thế giới; sự phân hóa xã hội và phân chia giai cấp chưa rõ rệt, nhưng chắc chắn đã hình thành sự phân tầng. Quyền lực của giai cấp thống trị chưa thấy xuất hiện ở thời đại này, thể hiện qua việc phong tục thuần hậu, mộc mạc, “vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc” (Lịch triều hiến chương loại chí).

Ban đầu, nước Văn Lang thành lập còn rất sơ khai, bộ máy tổ chức còn khá đơn giản, đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, ngôi Hùng Vương theo hình thức cha truyền con nối. Về bản chất, Hùng Vương chỉ là thủ lĩnh cao nhất trong cộng đồng các bộ lạc được các tù trưởng bộ lạc tôn phục và nghe theo.

Cho nên, chúng ta có thể hiểu là vua Hùng là từ chỉ chức danh của người tù trưởng bộ lạc Văn Lang, bộ lạc lớn mạnh nhất trong tất cả các bộ lạc định cư vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta bấy giờ và cũng là bộ lạc giữ vai trò trung tâm liên kết, tập hợp các bộ lạc khác.

Các bộ lạc liên minh lại đã dẫn đến sự ra đời quốc gia, nhà nước Văn Lang. Hùng Vương trở thành thủ lĩnh của cả liên minh bộ lạc, sau đứng đầu một tổ chức nhà nước sơ khai.

Dưới Hùng Vương và giúp việc cho Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Nước Văn Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc). Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) cũng thế tập cha truyền con nối, còn gọi là phụ đạo, bố tướng. Dưới bộ là các công xã nông thôn (bấy giờ có tên ghi là kẻ, chạ, chiềng). Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính (có nghĩa là già làng). Bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn. Mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng.

Như vậy, so với chế độ công xã nguyên thủy, với xã hội của các thị tộc trước đó, Nhà nước Văn Lang đã đưa toàn bộ các bộ lạc Việt cổ bước sang một thời đại mới, phù hợp với tiến trình phát triển của thế giới.

Nhà nước Văn Lang còn sơ khai chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh xảy ra các vua Hùng và các Lạc tướng kêu gọi, huy động lực lượng thanh niên ở các chiềng chạ tập hợp lại để chống lại quân thù. Vũ khí ở thời kỳ này sử dụng cho chiến tranh chủ yếu là các loại vũ khí thô sơ như: gậy gộc, đá, một số vũ khí bằng đồng.