“Những người sau đây được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó:
- ĐÁNH NGƯỜI GÂY THƯƠNG TÍCH BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?
- Cắt tóc ngày nào tốt? Xem lịch cắt tóc trong 12 tháng dương lịch năm 2023
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
- TuviGLOBAL – Bài viết hay – Tuổi Đinh Sửu 1997 hợp với tuổi nào trong làm ăn, lấy vợ lấy chồng nhất?
- Những ý nghĩa đặc biệt trong Quốc kỳ Việt Nam
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
Bạn đang xem: Cổng TTĐT Sở Tư Pháp Hà Tĩnh
– Con thành niên mà không có khả năng lao động”.
Trong các đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nêu trên thì ngoài cha, mẹ, vợ, chồng là những đối tượng dễ nhận biết thì có 02 đối tượng cần làm rõ đó là: Người chưa thành niên và người không có khả năng lao động.
Theo quy định Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015, “người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.
Xem thêm : Sinh ngày 26/11 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 26/11
Người không có khả năng lao động hiện tại chưa có quy định cụ thể, nhưng trong Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân tại điểm 3.1.6, I, Phần B có hướng dẫn như sau:
“Người tàn tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn nêu trên là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người tàn tật, cụ thể như sau:
Người tàn tật không có khả năng lao động là người bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc người bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh không có khả năng tự phục vụ bản thân được cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên xác nhận hoặc bản tự khai có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động”.
Quy định tại Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 được hiểu như sau: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong trường hợp người lập di chúc không cho hưởng di sản theo di chúc hoặc có cho hưởng, nhưng phần mà họ được hưởng theo di chúc ít hơn 2/3 của một suất thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật. Không cho hưởng được hiểu là người lập di chúc thể hiện rõ ý chí truất quyền hưởng di sản của những người nói trên hoặc là họ không đề cập đến những người này trong di chúc.
Chẳng hạn, ông A và bà B là vợ chồng, không có con. Năm 2009, ông A lập di chúc cho cô M là hàng xóm được hưởng toàn bộ di sản. Năm 2010, ông A chết. Vậy trong trường hợp này, bà B là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nên bà B phải được hưởng phần di sản bằng ít nhất 2/3 của một suất nếu di sản được chia theo pháp luật.
Còn trường hợp người lập di chúc cho hưởng nhưng những người này lại được cho hưởng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì họ cũng được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, họ phải được hưởng ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế nói trên.
Xem thêm : Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn
Ví dụ: Ông C và Bà D kết hôn năm 1978. Có 2 con là E và F. Ông C mất năm 2014. Chị F mất năm 2012. Trước khi mất, Ông C có lập di chúc định đoạt tài sản riêng của mình như sau:
- 01 căn nhà cho anh E;
- 02 thửa đất cho con chị F;
- 01 sổ tiết kiệm cho con anh E.
Như vậy, những người được hưởng di sản thừa kế của Ông C gồm có Anh E, con chị F, con anh E (những người được chỉ định trong di chúc), Bố, mẹ Ông C; Bà D. Ngoài ra, cần xem xét anh E có khả năng lao động hay không. Nếu anh E không có khả năng lao động thì phải xem xét phần di sản anh E được hưởng có bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật trong tổng giá trị di sản do Ông C để lại hay không. Nếu không bằng 2/3 thì anh E sẽ được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
Mặc dù quy định trên mang tính nhân đạo của Pháp luật Việt Nam nhưng trong quá trình triển khai, thi hành vẫn còn bất cập, hạn chế, như không quy định cụ thể hơn về di sản được chia theo pháp luật để xác định 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là “di sản” nào, là di sản được định đoạt trong di chúc hay là toàn bộ di sản, dẫn đến có nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau.
Ngoài ra, thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không phải là một quy định của chế định thừa kế theo pháp luật. Do vậy, mặc dù luật không quy định là một người có thể vừa được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vừa được hưởng thừa kế theo pháp luật, nhưng cũng không có quy định nào về việc một người đã được hưởng di sản do được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc rồi thì không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nữa, và cũng không có văn bản hướng dẫn cách chia di sản thừa kế, nên chúng ta không thể đồng nhất hai vấn đề trên. Như vậy sẽ không thể hiện được tính chất bảo vệ của chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, mặt khác, còn vô tình tước mất quyền được thừa kế theo pháp luật của những người này./.
Trà Giang(Chi đoàn thanh niên)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp