Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông là gì?

1. Căn cứ pháp lý

Điều 58, Chương II, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

“ Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

2. Nội dung quy định

2.1. Quy định đối với người lái xe tham gia giao thông

– Căn cứ Khoản 1, Điều 58, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định đối với người lái xe tham gia giao thông:

Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấpp. Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.

Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường đi bộ.

Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Người đủ độ tuổi tham gia giao thông bao gồm: người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50m3 ; người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Người lái xe tham gia giao thông phải đảm bảo đủ sức khỏe (Căn cứ tại Phụ lục số 1, Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe).

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại xe như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Xe máy có dụng tích xi-lanh dưới 500cc không cần giấy phép lái xe, thì người lái xe này cần phải tuân thủ các quy định về độ tuổi, sức khỏe và các quy định khác về giao thông đường bộ theo luật giao thông đường bộ năm 2008.

Đối với xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc thì sẽ có bằng lái xe hạng A1; đối với xe mô tô 2 bánh không giới hạn dung tích xi-lanh sẽ có bằng lái xe hạng A2; đối với xe mô tô 3 bánh, xa la, xe xích lô máy và các loại xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc sẽ có bằng lái xe hạng A3; các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000kg sẽ có bằng lái xe hạng A4; các xe ô tô 9 chỗ (kể cả người lái), xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg, máy kéo 1 rơ- moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 sẽ có bằng lái xe hạng B1…

2.2. Các giấy tờ khi tham gia giao thông

– Căn cứ Khoản 2, Điều 58, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định các giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông:

Các giấy tờ khi tham gia giao thông trên đường bộ cần phải mang theo đó là: đăng ký xe; giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Đăng ký xe gồm có giấy khai đăng ký xe, giấy tờ của chủ xe và giấy tờ của xe. Giấy khai đăng ký xe: chủ xe có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung quy định trọng giấy khai đăng ký xe, ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (nếu là cơ quan, tổ chức). Giấy tờ của chủ xe: Chủ xe là người Việt Nam cần xuất trình chứng minh nhân dân, trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu, giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân, giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng), trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường; Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về sinh sống, làm việc tại Việt Nam, xuất trình Sổ tạm trú hoặc Sổ hộ khẩu và Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu…

Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới: Đối với xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc thì sẽ có bằng lái xe hạng A1; đối với xe mô tô 2 bánh không giới hạn dung tích xi-lanh sẽ có bằng lái xe hạng A2; đối với xe mô tô 3 bánh, xa la, xe xích lô máy và các loại xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc sẽ có bằng lái xe hạng A3; các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000kg sẽ có bằng lái xe hạng A4; các xe ô tô 9 chỗ (kể cả người lái), xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg, máy kéo 1 rơ- moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 sẽ có bằng lái xe hạng B1…

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới: Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách; Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.; Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp chỉ được cấp Giấy chứng nhận bảo hiệm cho chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm. Những trường hợp đặc thù do Bộ Tài chính quy định. Bộ Tài chính quy định cụ thế về mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm để áp dụng và quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước.

Bài viết trên đây, Luật Hoàng Anh đã tìm hiểu quy định đối với người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ.

Luật Hoàng Anh