Người làm chứng là một trong những người tham gia tố tụng. Trong mỗi lĩnh vực, định nghĩa về người làm chứng đều có sự khác nhau dựa trên góc nhìn pháp lý. Cụ thể, trong mỗi lĩnh vực định nghĩa về người làm chứng như thế nào? Pháp luật có những quy định gì về người làm chứng? NPLaw sẽ trả lời những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
- Trồng cây dương xỉ trước nhà có tốt không? Có nên trồng không?
- Cây kim tiền kỵ nhất người thuộc 2 mệnh này: Đừng trồng trong nhà kẻo tiêu tài tán lộc
- Bánh ChocoPie – Nhà phân phối Nguyễn Phước
- Bầu ăn chè dưỡng nhan được không? Cần cân nhắc thật kỹ mẹ nhé!
- 1 hộp sữa chua bao nhiêu calo? Cách ăn sữa chua giảm cân hiệu quả?
I. Khái niệm người làm chứng
1. Người làm chứng trong vụ án dân sự
Theo định nghĩa về người làm chứng được quy định tại Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015), có thể hiểu người làm chứng trong vụ án dân sự là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng.
Bạn đang xem: NGƯỜI LÀM CHỨNG LÀ AI? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG
2. Người làm chứng trong vụ án hình sự
Theo định nghĩa về người làm chứng được quy định tại khoản 1 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015), có thể hiểu người làm chứng trong vụ án hình sự là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng
II. Những người nào không được làm chứng?
1. Những người không được làm chứng trong vụ án dân sự
Cũng theo quy định tại Điều 77 BLTTDS năm 2015 thì người mất năng lực hành vi dân sự không được làm chứng.
2. Những người không được làm chứng trong vụ án hình sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 BLTTHS năm 2015, những người sau đây không được làm chứng:
– Người bào chữa của người bị buộc tội;
– Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
III. Quy định của pháp luật về người làm chứng
1. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong vụ án dân sự
Theo quy định tại Điều 78 BLTTDS năm 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, người làm chứng có những quyền sau:
– Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
– Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
– Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.
– Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.
– Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
Người làm chứng có nghĩa vụ sau:
– Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.
– Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
– Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
Như vậy, pháp luật đã quy định rất rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng, điều này đảm bảo những thông tin người làm chứng đúng sự thật để bảo đảm tối đa quyền lợi cho đương sự.
2. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong vụ án hình sự
Xem thêm : 5 cách luộc trứng lòng đào béo ngậy, dễ làm tại nhà
Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 BLTTHS năm 2015, quy định về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng:
Người làm chứng có quyền sau:
– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
– Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;
– Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Người làm chứng có nghĩa vụ sau:
– Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
– Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.
Người làm chứng trong vụ án hình sự rất quan trọng vì tính chất, mức độ quan trọng của vụ án hình sự. Vì vậy việc pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của người làm chứng là vô cùng quan trọng và cần thiết.
3. Thẩm quyền triệu tập người làm chứng
Theo quy định tại Điều 185 BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền triệu tập người làm chứng:
“1. Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập….
4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.”
Theo quy định trên thì điều tra viên và kiểm sát viên có quyền triệu tập người làm chứng trong vụ án hình sự.
Trong vụ án dân sự, Tòa án có quyền triệu tập người làm chứng nếu có đề nghị của đương sự.
IV. Một số câu hỏi thường gặp về người làm chứng?
1. Đương sự có quyền đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng trong vụ án dân sự hay không?
Khoản 7 Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định: “Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản”
Như vậy, theo quy định trên, đương sự hoàn toàn có quyền đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng.
2. Luật sư của người bị buộc tội có thể là người làm chứng được không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 BLTTHS năm 2015 thì người bào chữa của người bị buộc tội không thể là người làm chứng. Vì vậy nếu luật sư là người bào chữa cho người bị buộc tội thì không thể là người làm chứng.
3. Người làm chứng và người chứng kiến có giống nhau hay không?
Người làm chứng và người chứng kiến là hai đối tượng khác nhau trong vụ án hình sự. Có thể phân biệt người làm chứng và người chứng kiến quan một số tiêu chí sau đây:
Xem thêm : 7 bước loại bỏ thói quen trì hoãn ở trẻ – Ba mẹ phải biết
Khái niệm:
Khái niệm người làm chứng được quy định tại Điều 66 BLTTHS năm 2015: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng
Khái niệm người chứng kiến được quy định tại Điều 67 BLTTHS năm 2015: Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Đối tượng:
Những người sau không được làm người làm chứng
- Người bào chữa của người bị buộc tội;
- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Những người sau không được làm người chứng kiến
- Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;
- Người dưới 18 tuổi;
- Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan
Ngoài ra, người làm chứng và người chứng kiến cũng có những quyền và nghĩa vụ khác nhau theo quy định của BLTTHS 2015.
4. Người làm chứng cố ý khai báo gian dối có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?
Trong tố tụng hình sự, theo quy định tại khoản 1 Điều 382 Bộ luật hình sự năm 2015:
“Người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”
Như vậy, nếu người làm chứng cố ý khai báo gian dối có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Bên cạnh đó, người làm chứng có thể bị phạt tù từ 01 năm – 03 năm nếu phạm tội thuộc quy định tại khoản 2 Điều 382 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trong tố tụng dân sự, theo quy định tại khoản 7 Điều 78 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nếu người làm chứng khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
5. Người làm chứng trong vụ án dân sự được từ chối khai báo trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người làm chứng trong vụ án dân sự có quyền “Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.”
Như vậy, nếu như xảy ra các trường hợp trên thì người làm chứng được quyền từ chối khai báo.
V. Luật sư tư vấn về người làm chứng
Là một tổ chức hành nghề luật sư có chuyên môn về lĩnh vực hình sự, NPLaw sẽ tư vấn cho quý khách hàng về người làm chứng, bao gồm:
– Tư vấn những đối tượng không được là người làm chứng
– Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người làm chứng
– Tư vấn các vấn đề liên quan khác
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về người làm chứng. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng với liên hệ ngay với NPLaw. Là một đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn hình sự, doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, đất đai , giấy phép con…NPLaw tự tin có thể giải đáp và hỗ trợ mọi vướng mắc của bạn kịp thời và hiệu quả.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913 449968
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp