Ô ăn quan là một trò chơi dân gian phổ biến ở Việt Nam. Mỗi khi nhắc đến trò chơi này là ký ức tuổi thơ của chúng ta lại ùa về. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu trò chơi ô ăn quan truyền thống mời bạn đọc cùng theo dõi.
- Đầu năm Giáp Thìn 2024, nên xin chữ gì để mang lại may mắn, tài lộc?
- Sữa Rửa Mặt Dạng Gel Dịu Nhẹ Cosrx Low pH Good Morning Gel Cleanser
- ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI CÔNG TY PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU? – Stock Farmer
- Nên uống giấm táo khi nào tốt nhất? buổi sáng hay buổi chiều? trước hay sau bữa ăn?
- Bọ Cạp hợp với cung nào nhất trong tình yêu?
1. Giới thiệu trò chơi ô ăn quan
1.1 Nguồn gốc của trò chơi ô ăn quan
Ô ăn quan xuất hiện khá lâu đời, nguồn gốc của nó bắt nguồn từ châu Phi với cái tên Awale có nghĩa là túi hạt. Ô ăn quan được lan truyền đến Việt Nam và nhiều đất nước khác với nhiều nhiều biến thế và sắc thái khác nhau.
Bạn đang xem: Giới thiệu trò chơi ô ăn quan truyền thống của Việt Nam
Ở Việt Nam trò chơi ô ăn quan phổ biến ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi trở lên thường là từ 2 đến 3 người và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi. Ngày nay giới trẻ ít chơi đến trò chơi này.
Hiện nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi ô ăn quan cho mọi người đến tham quan.
Xem thêm: Nghệ thuật múa rối nước Hà Nội
1.2 Thiết lập trò chơi ô ăn quan
Bàn chơi
Chỉ cần một mặt phẳng tương đối, có thể kẻ được bàn chơi thuận tiện cho việc di chuyển quân dễ dàng như mặt đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.
Xem thêm : Chọn câu trả lời đúng. Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền
Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi
Gồm có quan và dân. Trong đó dân có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả… hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50. Miễn sao đảm bảo được việc người chơi dễ dàng cầm nắm và di chuyển các quân.
Quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân.
Người chơi
Đa số trò chơi ô ăn quan truyền thống gồm 2 người chơi, ngồi tại 2 bên cạnh dài hình chữ nhật để điều khiến quân của mình.
1.3 Điều kiện thắng
Khi cuộc chơi kết thúc người nào có tổng số dân quy đổi nhiều hơn thì sẽ trở thành người chiến thắng. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân (cờ).
Xem thêm : Đang cho con bú có nhổ răng được không?
Click ngay: Những bài dân ca hay nhất
2. Hướng dẫn cách chơi ô ăn quan
Hai bên sẽ oẳn tù tí để xem bên nào được đi trước, từng người chơi sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt.
Luật chơi: người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược chiều xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
- Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
- Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ bị mất lượt số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này… Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình.
- Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
- Trường hợp đến lượt đi nhưng cả năm ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Kết thúc trò chơi: Là khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
3. Các biến thể của trò chơi ô ăn quan
Ngoài trò chơi ô ăn quan truyền thống dành cho 2 người, Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp.
Bài tổng hợp trên đây đã giới thiệu trò chơi ô ăn quan truyền thống của Việt Nam. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp