Đang cho con bú có nhổ răng được không?

Đang cho con bú có nhổ răng được không 1Đang cho con bú có nhổ răng được không là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa

Đang cho con bú có nhổ răng được không và những lưu ý

Chuyên gia giải đáp đang cho con bú có nhổ răng được không?

Đang cho con bú có nhổ răng được không? Theo các chuyên gia y tế, trong khi nhổ răng, các bạn phải nhờ đến thuốc chống tê, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau… để giúp quá trình diễn ra thuận lợi. Những loại thuốc này có thể hấp thụ vào sữa mẹ, có thể gây ảnh hưởng tới trẻ qua quá việc bú sữa hàng ngày.

Thực tế cho thấy, lượng thuốc tê này vô cùng nhỏ, nó sẽ nhanh chóng tan hết và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cho bé. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đợi từ 8 – 12 tiếng sau khi nhổ răng rồi mới cho con bú để đảm bảo an toàn cho con.

Có thể kết luận rằng, đang cho con bú có thể thực hiện nhổ răng bình thường nhưng với trường hợp người mẹ phải có sức khỏe ổn định, không mắc phải các bệnh lý như:

  • Viêm miệng, viêm nướu, viêm quanh cuống răng, viêm quanh thân rang. Nếu mắc các bệnh cấp tính này, mẹ nên đợi hết giai đoạn cấp tính mới nhổ vì dễ gây nhiễm trùng lan rộng, không nhổ các răng cối hàm trên.
  • Mẹ bỉm sữa mắc bệnh rối loạn về tim mạch, tiểu đường, dị ứng. Những người nằm trong trường hợp này trước khi nhổ răng cần hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
  • Mắc các bệnh tâm thần, động kinh. Mẹ bỉm mắc các bệnh này phải cho dùng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng, thuốc an thần có tác dụng phụ khó lường, do vậy trường hợp này mẹ không nên nhổ răng khi cho con bú.

Những lưu mẹ bỉm cần nhớ khi nhổ răng?

Ngoài việc đang cho con bú có nhổ răng được không, khi nhổ răng trong quá trình cho con bú, mẹ nên nhớ:

  • Mọc răng khôn trong thời gian cho con bú là hiện tượng hết sức bình thường và có thể xảy ra với bất kỳ người nào. Tuy nhiên, sự đau đớn khi mọc răng khôn sẽ khiến bạn chán ăn, không ăn được nhiều. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, cụ thể các chất dinh dưỡng sẽ bị giảm đi đáng kể.
  • Sau khi nhổ răng, bạn sẽ cảm thấy yếu, mệt mỏi và không còn đủ sức để chăm sóc bé. Hãy nghỉ ngơi và nhờ những người thân trong gia đình cho bé bú sữa mà bạn đã chuẩn bị sẵn. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn hồi phục tốt hơn đấy.
  • Bạn có thể dùng khẩu phần ăn như thường ngày sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, nên ăn những món mềm và bổ dưỡng, đồng thời hạn chế các thức ăn cay nóng vì có thể làm tổn thương đến vùng chân răng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, cẩn thận, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn thừa bám trên răng.
  • Chỉ nên dùng bàn chải mềm, đánh răng nhẹ tay để tránh làm tổn thương răng, nướu và lợi.

Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Do đó, những vấn đề như làm thế nào để nhiều sữa, thời gian cho con bú, đặc biệt là làm thế nào để việc nhổ răng không ảnh hưởng đến tương lai của con là những điều cần lưu ý.

Mẹ bỉm sữa nên nhổ răng ở đâu?

Sau khi đã biết đang cho con bú có nhổ răng được không thì mẹ cũng nên tìm hiểu các địa chỉ uy tín để quá trình nhổ răng an toàn và chất lượng. Theo đó, mẹ nên đến các bệnh viện, phòng khám nha khoa lớn. Tại đây bạn sẽ yên tâm thực hiện ca nhổ răng vì đội ngũ bác sĩ đều là những người có chuyên môn và kinh nghiệm thành thạo cùng với công nghệ nhổ răng hết sức hiện đại. Quá trình nhổ răng được thực hiện nhẹ nhàng, không gây đau hay kích ứng quá mức đến sức khỏe của người bệnh.

Một trong những bệnh viện nổi tiếng về nha khoa trên địa bàn Hà Nội có thể kể đến bao gồm: Phòng khám nha khoa Việt Úc, phòng khám nha khoa Việt Pháp Hà Nội, trung tâm nha khoa Smile Care, phòng khám Nha khoa Việt Đức, phòng khám Nha và chỉnh nha – Bệnh viện Việt Pháp…

Còn tại Sài Gòn, bạn có thể yên tâm lựa chọn những địa điểm sau: nha khoa Peace dentistry, nha khoa Anna, nha khoa Lan Anh, nha khoa Minh Khai, nha khoa Flora, nha khoa Quốc tế Westcoast…

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc đang cho con bú có nhổ răng được không. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho chị em phụ nữ trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ đầy gian truân, vất vả.

Hường