Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được chứng minh qua thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc, vậy tại sao họ lại làm nên được những kì tích và chiến thắng cũng như sự đóng góp cho dân tộc nói riêng và cho giai cấp công nhân thế giới nói chung. Trong bài viết này cùng ACC Phân tích về giai cấp công nhân có nguồn gốc từ đâu? ngay nhé.
1. Giai cấp công nhân có nguồn gốc từ đâu?
Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân; duy trì nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chính, cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước. Các nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê…lần lượt ra đời và cùng với đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành. Họ là những người nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị phá sản buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp. Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh…
Bạn đang xem: Phân tích về giai cấp công nhân có nguồn gốc từ đâu?
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước. Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may…nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa. Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929.
Dưới sự áp bức bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, giai cấp công nhân Việt Nam đã đoàn kết, tổ chức tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi, dẫn đến hình thành các Hội Ái hữu, Hội Tương tế trong các nhà máy, xí nghiệp. Cuối năm 1920, người công nhân yêu nước Tôn Đức Thắng đã vận động thành lập Công hội Ba Son ở Sài Gòn, mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Trong các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với đội ngũ chiếm khoảng 14% dân số và 27% lực lượng lao động xã hội, hằng năm, giai cấp công nhân đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% NSNN. Trên khắp các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, công nhân, viên chức, lao động đi đầu và thành công trong lao động sản xuất kinh doanh…
2. Hiểu thế nào về giai cấp công nhân ?
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất họ lao động với phương thức công nghiệp ngành càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất mang tính hoạt động là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê do không có nguyên liệu sản xuất, buộc bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản . Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa xây dựng thành công chủ nghãi cộng sản, chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới
Đặc điểm của giai cấp công nhân
– Lao động bằng phương thức công nghiệp
Xem thêm : Top 5 khu du lịch sinh thái Tiền Giang lý tưởng để 'chill' đầu năm mới
– Đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến
– Có tinh thần cách mạng triệt để
– Có tổ chức, kỷ luật có tinh thần hợp tác tâm lý lao động
3. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử
Sứ mệnh lịch sử là sự tổng quát của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, nghèo nàn, lạc hậu xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh
Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân bắt nguồn từ địa vị kinh tế-xã hội khách quan:
– Giai cấp công nhân ra đời và phát triển dưới chủ nghĩa tư bản, là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao.
– Giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động.
Xem thêm : 13 GIA TỘC ĐỨNG ĐẦU ILLUMINATI ĐANG KIỂM SOÁT THẾ GIỚI
– Địa vị kinh tế xã hội giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để và có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
Trong suốt những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng định được vai trò của mình, xứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng. Ngày nay, công nhân Việt Nam chủ động tham gia giải quyết các vấn đề là thu hút sự quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các vấn đề đó có tính thời sự cao như dân số, môi trường, văn hóa, năng lượng, lương thực,…
Giai cấp công nhân là lực lượng kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận chế độ đa đảng, đa nguyên chính trị.
Giai cấp công nhân tham gia đông đảo vào các thành phần kinh tế, lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh để phấn đấu.
Giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội, là lực lượng chính trị – xã hội quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Kết luận: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột, tự giải phóng, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột, xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa. Và
Phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp thực hiện “tri thức hóa công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc, xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp